Vàng là loại kim loại có giá trị cao và được nhiều người lựa chọn làm trang sức hoặc tích trữ tài sản. Vì là loại tài sản có giá trị cao nên không tránh khỏi tình trạng bị làm giả.
Vàng giả là loại vàng được làm từ các kim loại nặng như chì hoặc đồng, được phủ ngoài là lớp vàng thật rất tinh vi. Sau đó được rao bán là vàng thật, lấy giá vàng thật.
Ngoài ra cũng có tình trạng khi chế tác các trang sức bằng vàng, người chế tác đã rút bớt tỷ lệ vàng nguyên chất trong sản phẩm, độn thêm các kim loại khác vào khiến cho tuổi vàng thấp đi. Loại vàng này bằng mắt thường chúng ta khó có thể nhận biết được. Và vì không biết cách phân biệt vàng thật hay vàng giả nên dẫn đến việc khi mua vàng thì đắt, khi bán thì “rẻ bèo”, thậm chí không bán được.
Vậy có thể kiểm tra vàng thật hay vàng giả bằng cách nào?
Các cách thử vàng thật hay vàng giả
Để nhận biết vàng thật hay giả, bạn có thể áp dụng các cách kiểm tra sau đây:
Soi và quan sát vàng bằng kính lúp
Bạn sử dụng kính lúp để soi và quan sát vàng. Theo đó:
- Vàng thật: Vàng có bề mặt mịn, không có các chấm nhỏ li ti, không lồi lõm. Các vết khắc vẫn có màu đẹp, các cạnh của vàng không bị đổi màu. Bạn có thể nhìn rõ được các ký hiệu trên vàng như ký hiệu tuổi vàng (10K, 18K, 24K), ký hiệu của đơn vị sản xuất trên vàng miếng như PNJ, SJC, 9999…
- Vàng giả: Các vết khắc vết chạm trên vàng sẽ có màu xanh lá cây hoặc xanh đen
Cách thử vàng này thích hợp khi bạn muốn kiểm tra vàng miếng của các thương hiệu như SJC, PNJ, Doji, Bảo Tín Minh Châu…
Tuy nhiên, cách này thường áp dụng cho những người có kinh nghiệm, am hiểu về vàng của các thương hiệu. Các sản phẩm vàng trang sức sẽ rất khó nhận dạng được thật giả nếu áp dụng cách này.
Cắn vàng bằng răng
Cách kiểm tra vàng này dựa vào độ cứng của vàng, vàng nguyên chất sẽ mềm hơn so với các vàng giả có độn thêm nguyên liệu khác. Theo đó, bạn dùng răng cắn mạnh vào vàng và quan sát dấu răng để xác định độ thật giả của vàng. Cụ thể:
- Vàng thật: Có dấu răng trên vàng, dấu vết càng sâu sẽ càng chứng tỏ độ nguyên chất của vàng càng cao.
- Vàng giả” Không có dấu răng.
Cách kiểm tra này mang tính tương đối, áp dụng chủ yếu cho vàng ta, vàng nguyên chất. Còn kiểm tra vàng tây bằng cách này sẽ không được vì vàng tây hiện được kết hợp với các kim loại cứng để tăng độ cứng khi gia công, vậy nên khi cắn cũng không có dấu răng.
Kiểm tra bằng nam châm
Bạn dùng một thỏi nam châm đưa gần đến sản phẩm vàng bạn muốn kiểm tra và quan sát phản ứng:
- Vàng thật: Không bị nam châm hút.
- Vàng giả: Bị nam châm hút vì vàng có có pha kim loại. Tùy vào độ hút mạnh hay yếu mà bạn có thể thấy được tỷ lệ kim loại trong vàng.
Cách kiểm tra vàng này dễ thực hiện, tuy nhiên chỉ áp dụng để kiểm tra các sản phẩm vàng ta, vàng nguyên chất. Không áp dụng cách thử này cho các loại vàng Tây, vàng trắng, vàng Ý bởi các loại vàng này đều có pha trộn kim loại với tỷ lệ thấp.
Kiểm tra vàng bằng gốm không tráng men
Khi kiểm tra vàng bằng cách này, bạn dùng sản phẩm vàng cà mạnh lên gốm chưa tráng men có màu trắng sau đó quan sát dấu hiệu:
- Vàng thật: Để lại vệt màu vàng
- Vàng giả: Để lại vệt màu đen
Cách kiểm tra vàng này dễ thực hiện nhưng nó chỉ mang tính tương đối vì không thể phát hiện ra với các loại vàng giả có lớp mạ ở bên ngoài là vàng thật hay vàng giả về trọng lượng. Ngoài ra, cách này còn khiến trang sức vàng của bạn bị trầy xước.
Kiểm tra bằng axit nitric
Bạn ngâm sản phẩm vàng vào dung dịch axit hoặc thấm axit lên bề mặt vàng và quan sát phản ứng:
- Vàng thật: Vàng vẫn nguyên vẹn, không có vấn đề gì xảy ra
- Vàng giả: Vàng đổi màu thành màu xanh, chứng tỏ là kim loại mạ vàng.
Cách thử này giúp bạn nhận biết chính xác vàng ta (vàng 24k) nhưng vàng tây thì không kiểm tra được. Thậm chí, nếu thử các loại vàng 18k, 14k… thì sản phẩm vàng sẽ bị hòa tan, làm mòn trang sức.
Thử vàng bằng lửa
Cách kiểm tra vàng này căn cứ vào độ nóng chảy của vàng dưới nhiệt độ lớn để nhận biết. Thử vàng bằng lửa sẽ có hai cách:
Cách 1: Dùng lửa khò
Bạn cắt miếng vàng hoặc tạo một lát cắt ở đâu đó trên miếng vàng sau đó dùng nguồn lửa khò kỹ vào vết cắt đó. Nếu vàng bị tan chảy nhưng có 1 lớp bám ở bề mặt ngoài vết cắt thì đó chính là kim loại, như vậy đó là vàng pha kim loại.
Cách này áp dụng chính xác cho vàng miếng, tỷ lệ xác định vàng thật lên đến 90%. Tuy nhiên nó chỉ dùng để thử vàng ta, vàng miếng 99,99% còn vàng tây sẽ không kiểm tra được bằng cách này.
Ngoài ra, cách kiểm tra vàng thật hay giả bằng máy khò phải là những người có kinh nghiệm mới kiểm tra được. Khi khò, họ phải nắm được các nguyên tắc về nhiệt độ, màu lửa, chất nào nóng chảy trước, chất nào chảy sau.
Cách 2: Thử vàng bằng mỏ đất nung vàng từ 1.000 – 1.400 độ
Bạn dùng những mỏ đất nung vàng từ 1.000 -1.400 độ và quan sát sự biển đổi của vàng:
- Vàng thật: Vàng nóng chảy như giọt nước, khi để nguội sẽ co vào với nhau
- Vàng giả: Nếu là vàng giả được làm bằng kim loại khác thì trong quá trình đốt sẽ bị cháy và bay hơi đi mất.
Tuy nhiên cách này sẽ khó thực hiện vì mỏ đất nung vàng không phải ai cũng có.
Kiểm tra vàng bằng trọng lượng
Cách kiểm tra vàng này dựa vào trọng lượng vàng tiêu chuẩn của vàng 24K là 19,3 g/ml, đây là con số cao hơn các kim loại khác.
Cách thực hiện như sau: Bạn dùng một chiếc lọ được phân tách đo lường bằng mililit, cho nước vào nửa lọ sau đó cho vàng vào đó ngâm và ghi chú lại mực nước. Tiếp đó bạn tính toán theo công thức: Tỷ trọng = trọng lượng/thể tích tăng thêm
Nếu như tỷ trọng tặng thêm là gần 19g/ml thì đó là vàng thật hoặc là loại kim loại có chất liệu gần giống vàng. Như vàng có trọng lượng là 38gram và thể tích tăng thêm là 2ml thì tỷ trọng sẽ gần bằng 19g, đây là vàng thật.
Cách kiểm tra vàng này có thể thực hiện cho cả vàng tây, vàng có pha kim loại, bởi tùy theo độ nguyên chất sẽ cho các tỷ trọng khác nhau, chẳng hạn:
- Vàng 14K: 12,9 – 14,6 g/ml
- Vàng 18K (màu vàng): 15,2 – 15,9 g/ml
- Vàng trắng 18K: 14,7 – 16,9 g/ml
- Vàng 22K: 17,7 – 17,8 g/ml
Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng với vàng miếng, vàng nhẫn tròn trơn và các loại trang sức không có đính đá quý hay có sự trang trí các loại khác trên sản phẩm.
Kiểm tra vàng bằng giấm
Bạn cho vàng vào cốc giấm và ngâm trong khoảng 15 -30 phút, sau đó quan sát:
- Vàng thật: Vàng không có dấu hiệu, không thay đổi màu sắc
- Vàng giả: Vàng chuyển sang màu đen, xanh lục, màu nâu khói
Cách này giúp bạn kiểm tra được các loại vàng từ vàng nguyên chất 99,99%. Tuy nhiên không áp dụng cho vàng trang sức có định đá quý, ngọc trai và các sản phẩm vàng tây bởi có chứa thành phần các kim loại khác.
Phân kim vàng
Phân kim vàng có thể giúp phân định rõ ràng tỷ lệ, hàm lượng vàng nguyên chất.
Việc phân kim là bạn sử dụng các hỗn hợp với 2 dung dịch axit clo hydric để biến vàng thành những dạng chất lỏng và chúng được kết tủa lại và loại bỏ được được các tạp chất để thay thế và sử dụng cho vàng.
Cách này có độ chính xác cao nhưng nhược điểm là sẽ làm cho vàng bị đun nóng, trở về dạng nguyên thủy và có nguy cơ bị hao hụt trong quá trình xử lý. Cho nên cách làm này thường ít được lựa chọn.
Kiểm tra thông qua độ xỉn màu của sản phẩm
Những trang sức bằng vàng thật như nhẫn, vòng cổ, vòng tay, kiềng vàng… khi ma sát thường xuyên sẽ dễ bị trầy xước. Nếu bề mặt sản phẩm lộ rõ chất liệu kim loại màu khác dưới bề mặt vàng thì đây chắc chắn là sản phẩm vàng giả, mạ vàng.
Kiểm tra sản phẩm vàng dưới ánh sáng
Bạn soi sản phẩm vàng dưới ánh sáng mạnh, quan sát thật kỹ và phân biệt:
- Vàng giả: Nếu những sản phẩm được mạ vàng thường xuất hiện các đốm nhỏ màu trắng hay đỏ
- Vàng thật: Vàng nguyên chất sẽ không xuất hiện các dấu hiệu này
Cách kiểm tra vàng này có thể phân biệt được độ thật giả của vàng chính xác đến 70%.
Kiểm tra vàng bằng nước cường toan
Nước cường toan là chất ăn mòn mạnh, ở dạng lỏng, màu vàng, dễ bay hơi và làm hòa tan vàng bạc. Cho nên bạn có thể sử dụng loại nước này khi muốn kiểm tra vàng thật hay giả.
Cách làm như sau: Bạn nhúng 1 một góc hoặc lấy bông thấm nước cường toan lên sản phẩm vàng. Sau đó quan sát phản ứng:
- Vàng thật: Vàng có sự ăn mòn nhẹ
- Vàng giả: Vàng không bị ăn mòn.
Kiểm tra vàng theo cách này có thể xác định được độ thật giả của vàng đến 60%. Tuy nhiên nhược điểm là sản phẩm vàng bị gây mòn, vàng bị oxi hóa.
Lưu ý: Khi thử vàng bằng cách này bạn nên thử trong thời gian ngắn bởi nước cường toan dễ bị bay hơi. Sau khi thử xong bạn phải lau và rửa sạch nước này trên vàng để tránh gây mòn và oxi hóa.
Ngoài các cách thử vàng thủ công trên đây bạn có thể áp dụng các cách kiểm tra độ thật giả của vàng bằng máy kiểm tra vàng hoặc các thiết bị máy móc hiện đại khác.
Những lưu ý để tránh mua vàng giả
Vàng giả hiện nay tràn lan trên thị trường, người mua vàng nếu không am hiểu hoặc ham rẻ có thể mua nhầm vàng giả. Để tránh mua vàng giả, bạn cần lưu ý:
- Khi mua vàng tích trữ hay vàng trang sức (kể cả vàng ta, vàng tây, vàng trắng) bạn nên mua ở những cửa hàng uy tín và đáng tin cậy. Bạn có thể lựa chọn mua vàng tại các thương hiệu lớn như PNJ, SJC, Bảo Tín Minh Châu, Mi Hồng…
- Không mua vàng, các trang sức bằng vàng quan các hình thức rao bán trên mạng xã hội hay mua vàng ở các trang web thương mại không rõ thương hiệu, tổ chức. Khi mua vàng bạn nên dành thời gian đến trực tiếp cửa hàng để kiểm tra kỹ và xem kỹ sản phẩm.
- Cần kiểm tra các giấy tờ chứng nhận, kiểm định vàng trước khi mua
Trên đây là các cách kiểm tra vàng thật hay giả đơn giản, chính xác mà bạn có thể áp dụng. Bạn có thể lựa chọn cách kiểm tra độ thật giả của vàng qua cách dễ áp dụng nhất cho mình. Hy vọng qua đây, bạn có thêm kiến thức về vàng để tránh mua phải sản phẩm vàng giả.