45 ngày miễn lãi là gì? Cách tính lãi suất thẻ tín dụng.

Kiến thức thẻ tín dụng vô cùng hữu ích, các tính năng chi tiêu trước trả tiền sau, thẻ tín dụng thực sự cần thiết cho bất kỳ cá nhân nào mong muốn được chi tiêu tiết kiệm bằng cách tận dụng tối đa chương trình khuyến mãi của ngân hàng và các điểm bán hàng hàng tháng.

Và dưới bản chất của một “hình thức cho vay tiêu dùng” nên thẻ tín dụng có lãi suất tương đương lãi suất vay thông thường, nhưng sẽ được miễn lãi 45 ngày và nếu trả đủ trong thời gian này sẽ không bị tính lãi suất. Tuy nhiên do chưa hiểu rõ quy định về thời hạn trả nợ thẻ tín dụng nên nhiều người không ít lần bị tính đi tính lại về khoản lãi suất này.

Lãi suất thẻ tín dụng là gì?

Lãi suất thẻ tín dụng là một trong những yếu vô luôn được khách hàng quan tâm hàng đầu khi chọn lựa một loại thẻ tín dụng nào đó. Với tất cả loại thẻ tín dụng hiện nay đều được quy định mức lãi suất cụ thể, được tính khi người sử dụng  thẻ vay mượn tiền nhưng chi trả quá hạn.

Khi vay lãi suất thẻ tín dụng khá cao, tuy nhiên lại lái những ưu đãi trong hình thức thanh toán như miễn lãi 45 ngày, nếu bạn trả đủ số tiền đã sử dụng từ thẻ tín dụng cho ngân hàng vào trước hoặc đúng hạn thanh toán thì sẽ không bị tính lãi suất và không bị phạt trả chậm. Ngoài ra bạn có thể thanh toán trước số tiền tối thiểu phải trả (thường là 5%) để không bị phạt trả chậm, tuy nhiên, lãi suất vẫn phát sinh như thường lệ.

Sẽ bị tính lãi suất ngay sau khi rút tiền thẻ tín dụng tại ATM

45 ngày miễn lãi thẻ tín dụng là như thế nào?

Để hiểu hơn cách tính lãi suất thẻ tín dụng, bạn nên hiểu rõ các thuật ngữ về lãi suất thẻ tín dụng:

  • Ngày chốt sao kê thẻ tín dụng: Đây là ngày ngân hàng chốt các giao dịch phát sinh bằng thẻ tín dụng trong tháng và gửi báo cáo cho bạn.
  • Ngày đến hạn thanh toán: Là ngày bạn phải thanh toán dư nợ thẻ tín dụng cho ngân hàng. Nếu vượt quá hạn thanh toán, lãi suất và một số loại phí khác sẽ phát sinh tùy theo chính sách của mỗi ngân hàng (bạn có thể thanh toán sơn hơn ngày này).
  • Thời gian ân hạn: Đây là thời gian ngân hàng gia hạn thêm để bạn có thêm thời gian thanh toán đủ số tiền đã dùng cho ngân hàng. Thời gian ân hạn có thể từ 15 tới 25 ngày, chính vì vậy có ngân hàng có thời gian miễn lãi suất lên tới 60 ngày tùy theo chính sách của mỗi ngân hàng.

Như vậy bạn có 30 ngày miễn lãi chính thức + 15 ngày ân hạn (cố định) = 45 ngày miễn lãi tất cả.

Giải đáp thắc mắc và nhận tư vấn MIỄN PHÍ!!

Thời hạn tối đa 45 ngày miễn lãi

Bạn chú ý 30 ngày trên không cố định, vì vậy 45 ngày chỉ là con số tối đa được miễn lãi. Điều này có nghĩa rằng nếu bạn muốn tận dụng được 30 ngày miễn lãi trên thì phải mua tất cả những thứ cần thiết vào ngày đầu tiên của 30 ngày đó. Ví dụ ngày sao kê là 20 hàng tháng;

  • GD1: Ngày 20 tháng trước bạn mua nhu yếu phẩm cho cả gia đình;
  • GD2: Ngày 25 bạn mua một cẩm nang “làm thế nào để chi tiêu tiết kiệm” bằng thẻ tín dụng;
  • GD3: 3 ngày sau mua đồ dùng sinh hoạt cho cả nhà, thì:

Bạn có 45 ngày miễn lãi cho GD1, nhưng chỉ còn 40 ngày miễn lãi cho GD2 và 37 ngày cho GD3… Bạn đã tận dụng được tối đa 45 ngày, cho GD1 mà thôi!

Dù thời gian được miễn lãi có ít bao nhiêu thì nguyên tắc cốt yếu bạn cần đảm bảo là trả đúng hạn, đủ số tiền đã dùng cho ngân hàng. Bạn có thể trả ít hơn nhưng cũng đồng nghĩa rằng bạn chấp nhận trả lãi cho ngân hàng, hàng ngày.

  • Nếu trả đúng, đủ thì không lãi không phí phạt;
  • Nếu trả đúng, thiếu (nhưng trên mức yêu cầu tối thiểu phải trả) thì bị tính lãi;
  • Trả sau hạn thanh toán, hoặc đúng hạn nhưng dưới mức tối thiểu thì ngoài lãi suất còn phải chịu phí phạt.

Từng ngân hàng sẽ quy định mức tối thiểu này, thường là 5% số tiền bạn đã dùng (nhưng phải trả ít nhất 100.000đ chẳng hạn).

Không trả thiếu dù chỉ 1 đồng để không bị tính lãi suất thẻ tín dụng!

Cách tính lãi suất thẻ tín dụng

Lãi suất thẻ tín dụng khoảng 2%/ tháng, tính trên số tiền đã sử dụng chứ không phải số còn thiếu hay tổng hạn mức được cấp. Lãi suất chỉ tính khi trả thiếu nên ví dụ dưới đây sẽ không cần thiết nếu chúng ta trả đúng hạn và đủ cho ngân hàng.

Ví dụ: Ngày sao kê là 20/6, ngày đến hạn thanh toán là 5/7, lãi suất 24%/năm. Trong 30 ngày vừa rồi phát sinh các giao dịch như sau:

  • Ngày 20/5, bạn mua tạp chí tài chính về “các thủ đoạn đánh cắp thông tin thẻ tín dụng” với giá 2 triệu đồng; số dư nợ (SDN1) cuối ngày là 2 triệu đồng.
  • Ngày 28/5, bạn mua một bộ Lego ghép hình thay smartphone cho con trị giá 3 triệu đồng; SDN2 cuối ngày là 2 + 3 = 5 triệu đồng;
  • Ngày 10/6 bạn mua 300 chiếc bánh mỳ để biếu những người cao tuổi ở trại dưỡng lão trị giá 3 triệu đồng; SDN3 cuối ngày là 8 triệu đồng;
  • Ngày 1/7 bạn trả được 7 triệu đồng, SDN4 là 8 – 7 = 1 triệu đồng. 

Nếu tới ngày 5/7 không trả đủ 1 triệu đồng còn lại thì lãi suất tính như sau:

  • SDN1 bị tính lãi từ 20/5 tới 27/5, lãi = 2 * 24%/365 * 8 ngày = 10.500 đồng;
  • SDN2 bị tính lãi từ 28/5 tới 9/6, lãi = 5 * 24%/365 * 13 ngày = 42.700 đồng;
  • SDN3 bị tính lãi từ 10/6 tới 30/6, lãi = 8 * 24%/365 *  21 ngày = 110.500 đồng;
  • SDN4 bị tính lãi từ 1/7 tới 5/7, lãi = 1 * 24%/365 * 5 ngày = 3.200 đồng.

Tổng số lãi bạn phải trả cho tháng vừa rồi là 167 ngàn đồng. SDN4 sẽ còn bị tính lãi những ngày sau đó cho tới khi bạn trả được. Tại sao phải tính số dư nợ cuối ngày? Vì ngân hàng không biết số tiền 7 triệu đồng bạn trả là cho khoản nào trước!

Thẻ tín dụng nói riêng và thẻ ATM nói chung là một phương thức thanh toán thay cho tiền mặt, vì vậy đừng dùng nó như một công cụ để “vay tiền mặt” vì đây có thể là lối mòn dẫn bạn tới cánh cửa nợ nần, không phải lãi suất mà rủi ro thông tin thẻ tín dụng và tự hình thành thói quen rút tiền mặt mới đẩy chúng ta tới con đường đó. Bạn có thể so sánh thẻ tín dụng của các ngân hàng để lựa chọn thẻ phù hợp với thu nhập, nhu cầu chi tiêu và dùng thẻ ngân hàng để thanh toán thường xuyên hơn khi có thể.

Bài viết này có hữu ích không? post

Viết một bình luận