Bảo đảm tín dụng là gì?
Vay ngân hàng hay tín dụng ngân hàng là mối quan hệ vay và trả nợ giữa khách hàng và ngân hàng. Khi ngân hàng triển khai hoạt động tín dụng, đồng nghĩa với việc họ phải đối mặt với nhiều rủi ro có thể xảy ra với những trường hợp khách hàng không còn khả năng thanh toán khoản vay từ ngân hàng. Lường trước những rủi ro này, ngân hàng bắt đầu quan tâm đến việc bảo đảm tín dụng.
Bảo đảm tín dụng là khi các ngân hàng thiết lập cơ sở pháp lý và kinh tế, sao cho tạo điều kiện tốt nhất để thu hồi tín dụng đối với những người vay không thể thực hiện trả nợ theo quy định ban đầu.
Hình thức bảo đảm tín dụng được ngân hàng thực hiện khi người vay không trả nợ được theo quy định.
Bảo đảm tín dụng có ý nghĩa đối với khả năng thu hồi nợ là cách để ngân hàng giảm bớt tổn thất khi cho khách hàng vay nợ mà không có khả năng trả, tạo cho ngân hàng có nguồn thu nợ thứ hai.
Ngoài ra, thực hiện bảo hiểm tín dụng cũng là cách để gắn trách nhiệm vật chất với người đi vay trong quá trình sử dụng vốn, tạo động lực thúc đẩy họ thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Trong trường hợp không trả được nợ sẽ bị mất tài sản và tốn nhiều chi phí.
Ngân hàng coi trọng bảo đảm tín dụng để thuận lợi thu hồi nợ
Các hình thức bảo đảm tín dụng
Ngân hàng đang áp dụng 2 hình thức bảo đảm tín dụng phổ biến hiện nay là bảo đảm tín dụng bằng tài sản và bảo đảm tín dụng không có tài sản.
Biện pháp bảo đảm tín dụng bằng tài sản
Biện pháp bảo đảm tín dụng bằng một trong các loại tài sản sau: Cầm cố, thế chấp tài sản của khách hàng vay; bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba hoặc bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
Cầm cố, thế chấp tài sản của khách hàng vay
Những loại tài sản hay được sử dụng để làm bảo đảm tiền vay, gồm có:
- Tài khoản phải thu: Ngân hàng chấp nhận bảo đảm tín dụng với việc quy định tỷ lệ % (trung bình từ 40% – 90%) giá trị tài khoản phải thu (bán hàng chịu hoặc tín dụng thương mại) dựa vào số liệu trên bảng cân đối tài chính.
Đồng nghĩa với việc số tiền hàng được khách hàng của người vay thanh toán khi mua chịu trước đây sẽ được dùng để trả nợ ngân hàng. Nhằm tạo điều kiện cho việc thu nợ thuận lợi hơn, ngân hàng sẽ yêu cầu người vay mở tài khoản tại ngân hàng của mình và thực hiện thanh toán tiền hàng qua tài khoản đó.
- Bao thanh toán: Ngân hàng sẽ yêu cầu mua tài khoản phải thu của ngày vay với một tỷ lệ % nhất định dựa vào giá trị ghi sổ.
Tỷ lệ này được quyết định theo đánh giá chất lượng cũng như thời hạn của các khoản phải thu. Khi thống nhất ngân hàng mua tài khoản phải thu (chuyển giao quyền sở hữu), thì ngân hàng có trách nhiệm thông báo trực tiếp đến khách hàng của người vay là khoản tiền thanh toán mua hàng chịu sẽ trả nợ cho ngân hàng. Đặc biệt, người vay vẫn phải cam kết với ngân hàng sẽ trả nợ bù đắp cho những khoản tiền phải thu, nhưng không thu được từ khách hàng.
- Hàng tồn kho: Tài sản cầm cố trong bảo đảm tín dụng có thể là hàng tồn kho, vật tư, hay nguyên liệu của người vay mà ngân hàng nhận về. Đối với loại tài sản cầm cố này, ngân hàng chỉ cho vay theo tỷ lệ % nhất định (trung bình khoảng 30% – 80%) so với giá trị hiện hành của tài sản cầm cố, để phòng ngừa hàng hoá giảm giá.
Người vay có thể kiểm soát 100% loại tài sản cầm cố này, còn ngân hàng sẽ nắm giữ giấy tờ sở hữu. Hoặc, ngân hàng sẽ trực tiếp nắm giữ tài sản cầm cố cho tới khi người vay trả nợ hoàn toàn.
- Thế chấp tài sản cố định: Ngân hàng chấp nhận bảo đảm tín dụng bằng tài sản cố định (bao gồm đất đai và những công trình liên quan đến đất).
- Cầm cố các động sản lâu bền và có giá trị: Bảo đảm tín dụng bằng những phương tiện vận tải, xe ô tô, bằng sáng chế, dây chuyền sản xuất,…
Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba
Trường hợp người vay không có tài sản bảo đảm tín dụng sẽ cần một bên thứ ba đứng ra dùng tài sản của mình để bảo lãnh. Bên thứ ba cần cam kết với bên cho vay về việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay người vay nếu người vay không trả được nợ khi đến hạn.
Bảo đảm tài sản hình thành từ vốn vay
Trong một số trường hợp cụ thể, khách hàng không được chấp nhận đảm đảm tín dụng theo 2 loại tài sản trên, có thể dùng tài sản hình thành từ vốn vay để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ, dựa trên cơ sở cầm cố, thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay.
Bảo đảm tín dụng không có tài sản
- Ngân hàng hay các tổ chức tín dụng sẽ chủ động lựa chọn khách hàng vay không có bảo đảm bằng tài sản (đây là hình thức vay tín chấp).
- Tổ chức tín dụng Nhà nước được phép cho vay theo hình thức nay khi có chỉ định của Chính phủ.
- Tổ chức tín dụng cá nhân, hộ nghèo được vay tín chấp với mục đích sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng dựa theo quy định của pháp luật từ các tổ chức đoàn thể chính trị – xã hội.
Vai trò của bảo đảm tín dụng
- Bảo đảm tín dụng là giải pháp giúp ngân hàng thu nợ, tác động đến nghĩa vụ trả nợ.
- Bảo đảm tín dụng ngăn chặn việc sử dụng vốn không tính toán của khách hàng, hạn chế nguy cơ không trả được nợ.
- Là điều kiện bổ sung cần thiết để khách hàng được vay vốn.
Tóm lại, bảo đảm tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp ngân hàng hay các tổ chức tín dụng thu hồi nợ. Những tổ chức tài chính này có trách nhiệm sử dụng các hình thức bảo đảm tín dụng phù hợp với từng khách hàng vay để gia tăng cơ hội thu hồi nợ đúng hạn.