Thẻ tín dụng là công cụ thanh toán tiện lợi được mọi người sử dụng phổ biến hiện nay. Nhưng nếu bạn đang khó khăn trong việc duy trì sử dụng thẻ tín dụng hoặc không còn nhu cầu nữa và muốn hủy thẻ tín dụng? Hãy theo dõi bài viết sau của Tài Chính Vays để biết được cách hủy thẻ tín dụng nhanh chóng, hiệu quả mà lại an toàn nhé!
Thẻ tín dụng là gì? Có bao nhiêu loại thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng (hay còn được gọi là Credit Card) cho phép người dùng chi tiêu trước, trả tiền sau. Đặc biệt hỗ trợ nhiều tính năng thanh toán, mua sắm,… không dùng tiền mặt. Ngoài ra, mỗi ngân hàng khi ra mắt thẻ tín dụng để có những ưu đãi riêng để kích thích khách hàng đăng ký mở thẻ.
Điều kiện để mở thẻ tín dụng cũng khắt khe hơn, ngoài việc đủ 18 tuổi, có giấy tờ nhân thân đầy đủ, người dùng còn phải chứng minh thu nhập qua mức lương nhận được hàng tháng, tài sản thế chấp, sổ tiết kiệm,…
Các loại thẻ tín dụng hiện nay được phân loại theo 2 hình thức:
Phân loại theo phạm vi sử dụng
- Thẻ tín dụng nội địa: Được dùng để thanh toán cho các dịch vụ, sản phẩm trong nước.
- Thẻ tín dụng quốc tế: Được dùng để thanh toán cả trong lẫn ngoài nước.
Phân loại theo thương hiệu
- Thẻ tín dụng VISA: Các thẻ được thanh toán bởi Công ty Visa International Service Association và phổ biến ở các nước châu Á.
- Thẻ tín dụng MasterCard: Các thẻ được thanh toán bởi Công ty MasterCard Worldwide, phạm vi sử dụng lớn hơn so với thẻ VISA.
Cách hủy thẻ tín dụng
Bạn có thể dễ dàng hủy thẻ tín dụng nếu đáp ứng các điều kiện cơ bản sau:
Điều kiện hủy thẻ tín dụng:
Hiện nay tại Việt Nam, gần như tất cả các ngân hàng thương mại đều cung cấp thẻ tín dụng cho khách hàng của mình với các yêu cầu và phí dịch vụ khác nhau và việc hủy thẻ tín dụng cũng cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Thanh toán hết khoản nợ trong thẻ tín dụng: Đây là điều bắt buộc cho tất cả mọi người khi muốn hủy thẻ tín dụng tại bất cứ đâu. Vì đặc tính của thẻ tín dụng là mua hàng trước, trả tiền sau, vì thế khi sử dụng thẻ tín dụng luôn luôn phát sinh số dư nợ phát sinh. Trước khi hủy thẻ, hãy đảm bảo bạn đã trả hết số dư nợ (gốc và lãi) cho ngân hàng. Cách thanh toán dư nợ thẻ tín dụng xem tại đây.
- Thanh toán đầy đủ chi phí phát sinh: Bao gồm phí duy trì thẻ, phí sao kê… phát sinh trong kỳ.
Các bước hủy thẻ tín dụng:
Tất cả ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay chỉ áp dụng duy nhất phương thức hủy thẻ tại điểm giao dịch của ngân hàng. Vì vậy khi đáp ứng các điều trên bạn có thể thực hiện hủy thẻ theo các bước sau:
- Bước 1: Thông báo yêu cầu hủy thẻ tín dụng tại điểm phát hành thẻ tại các chi nhánh ngân hàng trên toàn quốc.
- Xác minh thông tin chủ thẻ
- Mã PIN
- Thông tin cá nhân
- Địa chỉ
- Số dư nợ còn lại trong thẻ
- Ngày giao dịch gần nhất
- Bước 2: Nếu các thông tin trên trùng khớp với thông tin lúc đăng ký thẻ tín dụng của bạn, thẻ của bạn sẽ được khóa lại.
- Bước 3: Nộp lại thẻ tín dụng.
Lưu ý: Trong trường hợp bạn không nộp lại thẻ tín dụng, ngân hàng sẽ xét bạn vào trường hợp bị mất thẻ tín dụng, lúc này ngân hàng sẽ yêu cầu bạn nộp phí “Mất thẻ tín dụng”.
Những trường hợp cần hủy thẻ tín dụng
Một số trường hợp mà khách hàng cần hủy thẻ tín dụng như:
- Trường hợp thẻ tín dụng sắp hết hạn, bạn muốn hủy thẻ tín dụng vì không có nhu cầu sử dụng tiếp.
- Trong những tình huống khẩn cấp như bạn bị mất thẻ và bạn cần hỗ trợ khóa thẻ để tránh các giao dịch gian lận.
- Trường hợp không kiểm soát được chi tiêu dẫn đến chi tiêu quá mức.
- Trường hợp khách hàng có nhiều thẻ tín dụng không sử dụng đến, cần huỷ bớt thẻ để không phải trả nhiều phí thường niên. Chỉ giữ lại từ 1 – 2 chiếc thẻ hay dùng.
- Trường hợp khách hàng có thẻ tín dụng nhưng không sử dụng, để lâu tốn phí thường niên và các loại phí dịch vụ liên quan khác.
- Trường hợp khách hàng muốn đổi sang sử dụng thẻ tín dụng của ngân hàng khác mà không muốn dùng thẻ của ngân hàng cũ.
Ngoài các trường hợp nêu trên bạn cũng nên lưu ý những trường hợp thẻ tín dụng bị mất tiền dù không quẹt thẻ để cẩn thận hơn trong các giao dịch.
Hãy nhớ nộp lại thẻ để tiêu hủy khi hủy thẻ tín dụng
Lưu ý khi hủy thẻ tín dụng
Vì hủy thẻ tín dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động giao dịch của bạn nên bạn cần cân nhắc các điểm sau:
- Yêu cầu nhân viên ngân hàng hủy thẻ trực tiếp, tránh việc rò rỉ thông tin cá nhân từ thẻ ra bên ngoài.
- Nếu bạn không muốn hủy thẻ Mastercard/thẻ Visa, tốt nhất là đừng nên thông báo hủy ngay. Bởi vì việc bạn thông báo hủy thẻ là lúc bạn cần phải thanh toán hết tất cả các khoản dư nợ còn lại ngay lập tức, do đó hãy đảm bảo việc thanh toán dư nợ của bạn được diễn ra ổn thỏa.
- Nếu thẻ tín dụng của bạn gần hết hạn sử dụng thì hãy chờ cho đến khi hết hạn luôn. Bởi vì lúc ấy bên phát hành thẻ (thông thường là ngân hàng) sẽ chủ động liên lạc với bạn để hỏi xem bạn muốn tiếp tục sử dụng dịch vụ hay là hủy. Lúc ấy, bạn có hủy thẻ tín dụng cũng không muộn.
- Việc ngưng sử dụng và hủy thẻ tín dụng Visa/Mastercard cũng làm giảm điểm tín dụng của bạn. Do đó hãy thực sự cân nhắc thật kĩ việc hủy thẻ này, tốt nhất là không nên đóng những loại thẻ mà bạn mới sử dụng được trong một thời gian ngắn.
- Các thẻ tín dụng phụ của ngân hàng cũng bị hủy theo khi bạn hủy thẻ tín dụng chính.
Chỉ nên giữ 1 – 2 thẻ tín dụng dùng thường xuyên nhất
Cách tránh rủi ro khi hủy thẻ tín dụng
- Chỉ hủy những thẻ ít sử dụng đến: Nếu bạn đang nắm giữ nhiều thẻ tín dụng thì nên hủy bớt, chỉ nên nắm giữ 1 – 2 thẻ mà thôi vì khi sử dụng nhiều, phí duy trì thẻ hàng tháng sẽ rất cao.
- Cân nhắc thật kỹ khi hủy thẻ: Khi hủy thẻ tín dụng, bạn sẽ bị giảm điểm tín dụng, từ đó dẫn tới khó khăn nếu bạn muốn đăng ký thẻ tín dụng sau này. Hơn nữa nếu thẻ của bạn có yêu cầu mở thẻ rất khắt khe, bạn cũng nên cân nhắc để tránh mất công sau này muốn đăng ký lại.
- Sử dụng hết điểm thưởng trước khi hủy thẻ: Trước khi hủy thẻ tín dụng bạn nên sử dụng hết điểm thưởng tích lũy được, vì sau khi hủy thẻ điểm thưởng sẽ trở nên vô hiệu không còn quy đổi được nữa.
Hủy thẻ tín dụng thực chất là một giao dịch không mong muốn từ phía ngân hàng cũng như khách hàng. Tuy nhiên khi gặp những trường hợp bất đắc dĩ, điều này là không thể tránh khỏi. Bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi hủy thẻ cũng như đáp ứng được các điều kiện tiên quyết của ngân hàng trước khi đến điểm giao dịch để tránh các rủi ro về sau.
Nếu bạn còn bất kỳ điều gì thắc, vui lòng đăng ký tư vấn ngay để được giải đáp nhanh nhất