Việc xây dựng cơ sở dữ liệu cấp quốc gia là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu giúp góp phần thay đổi bộ máy quản lý hệ thống dữ liệu của nhà nước. Vậy, cơ sở dữ liệu quốc gia là gì? Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia đóng vai trò như thế nào?
Cơ sở dữ liệu quốc gia là gì?
Cơ sở dữ liệu quốc gia hiểu một cách đơn giản là tập hợp các thông tin cơ bản về những cơ sở dữ liệu như dân cư, đăng ký doanh nghiệp, đất đai, tài chính… tại Việt Nam. Cơ sở dữ liệu quốc gia sẽ được chuẩn hóa, số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ công tác quản lý nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức cũng như các cá nhân liên quan.
Hiện nay phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia đang là định hướng và vấn đề trọng tâm được Nhà nước ưu tiên phát triển nhằm hướng tới phát triển chính phủ điện tử.
Cơ sở dữ liệu quốc gia cung cấp những thông tin nào?
Tùy vào từng cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia khác nhau mà công dân có thể cập nhật các thông tin liên quan. Theo đó:
- CSDL quốc gia về dân cư: Cung cấp các thông tin về họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh.. và nhiều thông tin khác theo quy định tại Điều 9 Luật Căn cước công dân 2014 và khoản 1 Điều 37 Luật cư trú 2020
- CSDL quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: Cung cấp các thông tin về đăng kí và các thủ tục liên quan tới doanh nghiệp
- CSDL quốc gia về văn bản pháp luật: cung cấp các thông tin văn bản hợp nhất về quy phạm pháp luật
- CSDL quốc gia về thủ tục hành chính: cung cấp các thông tin về thủ tục hành chính và các thông tin liên quan tới pháp luật Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính được định nghĩa tại Khoản 6 Điều 3 Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính.
- CSDL quốc gia về đất đai: cung cấp các thông tin dữ liệu về đất, bao gồm: quy hoạch, giữ liệu giá đất, thống kê và kiểm kê đất đai dựa theo quy định Theo quy định tại khoản 23 điều 3 Luật đất đai 2013
Vai trò của hệ thống cơ sở dữ liệu cấp quốc gia
Việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia là hướng tới chuyển đổi số trong Chính phủ. Với mục đích làm giảm thiểu các thủ tục hành chính, đồng nhất cơ sở dữ liệu về công dân, giảm tránh tình trạng công dân phải dùng quá nhiều giấy tờ khi làm thủ tục tại các cơ quan nhà nước.
- Đối với công tác quản lý nhà nước và phục vụ Nhân dân
Thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về nhà nước và các cơ quan chức năng có thể dễ dàng kiểm soát, cập nhật các thông tin cá nhân, doanh nghiệp, đất đai,… và đồng nhất dữ liệu để dùng chung cho các bộ, ngành và chính quyền nhằm phục vụ cho công tác quản lý nhà nước, hoạch định các chính sách để phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an sinh xã hội
Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia là căn cứ quan trọng để nhà nước nghiên cứu, quản lý và đề xuất các lộ trình đơn giản về thủ tục hành chính cũng như quản lí công dân và đất đai: khắc phục tình trạng người dân phải sử dụng quá nhiều giấy tờ không cần thiết.
Việc tra cứu dữ liệu dân cư cũng trở nên gọn gàng hơn, cơ sở dữ liệu quốc gia sẽ thay thế cho việc phải xuất trình giấy tờ hoặc nộp bản sao có chứng thực giấy tờ cá nhân khi người dân thực hiện làm thủ tục hành chính.
- Trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm
Thông qua việc tổ chức thu thập và cập nhật dữ liệu của các công dân và các doanh nghiệp sẽ tạo nên một hệ thống cơ sở dữ liệu đồng nhất từ trung ương đến địa phương. Từ đó sẽ giúp hỗ trợ các công tác điều tra và phòng chống tội phạm, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự cho nhà nước cũng như sự an toàn cho các công dân.
- Trong việc hoạch định, phát triển kinh tế của Nhà nước
Từ hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, các bộ ngành có thể tra cứu các thông tin như: Biến động về tình hình dân cư, doanh nghiệp nào mới mở, doanh nghiệp nào phá sản, các văn bản pháp luật mới được ban hành,… Từ đó sẽ sắp xếp xây dựng các khu kinh tế trọng điểm tại địa phương, tổ chức các gói cứu trợ vốn cho doanh nghiệp,…
Thực trạng việc triển khai cơ sở dữ liệu quốc gia hiện nay
Xu hướng xây dựng cơ sở dữ liệu của quốc gia trong các bộ, ngành đang phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây.
Việc nghiên cứu và phát triển cơ sở dữ liệu cấp quốc gia mới chỉ tập trung vào các mục tiêu quản lý của từng các bộ ngành nhưng việc triển khai còn chậm trễ.
Tuy nhiên, vẫn chưa có sự kết nối, chia sẻ thông tin và mục đích sử dụng còn hạn chế, sự liên kết giữa các bộ ngành với nhau gần như không có và chế tài quản lý cũng chưa nghiêm ngặt.
Chưa có sự thống nhất về phương án để loại bỏ những dữ liệu trong cùng ngành, địa phương và chưa có sự thống nhất về thông tin và cũng như công bố các tiêu chuẩn chung để thuận lợi cho việc cập nhật và khai thác.
Định hướng phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia
Thứ nhất, thúc đẩy việc hoàn thiện liên kết cơ sở dữ liệu giữa các bộ ngành cơ sở với tạo nên một hệ thống dữ liệu chung cho toàn thể.
Thứ hai, huy động mọi nguồn lực và sức mạnh của người dân, doanh nghiệp và cả hệ thống chính trị để làm chủ công nghệ, tham gia và xây dựng cơ sở dữ liệu lớn. Đồng thời tạo mọi điều kiện cho người dân và doanh nghiệp thuận lợi, an toàn tiếp cận nguồn tài nguyên số Quốc Gia.
Như vậy việc phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia đóng vai trò không nhỏ trong việc lưu trữ và tra cứu thông tin giúp cho việc xử lý hồ sơ được nhanh hơn và tiện lợi hơn.