Khi mở thẻ tín dụng, ngân hàng sẽ dựa vào hồ sơ cũng như lịch sử tín dụng của bạn để cấp cho bạn một hạn mức nhất định trong tài khoản thẻ để sử dụng thanh toán trong phạm vi số tiền này. Mỗi loại thẻ sẽ được cấp một hạn mức khác nhau. Vậy hạn mức thẻ tín dụng là gì, nó ảnh hưởng như thế nào đến điểm tín dụng của bạn?
Hạn mức thẻ tín dụng là gì?
Hạn mức thẻ tín dụng (tiếng Anh là Line of credit). Đây là số tiền tối đa mà ngân hàng cung cấp cho bạn để thanh toán trong một chu kỳ nhất định. Kỳ hạn này chính là khoảng thời gian để bạn mua sắm tới ngày thanh toán đủ số nợ đã dùng cho ngân hàng. Nếu dùng thẻ tín dụng để thanh toán qua POS/EDC thì bạn có thể dùng 100% hạn mức, nhưng nếu dùng thẻ để rút tiền mặt tại ATM thì chỉ có thể sử dụng 50% hạn mức.
Hạn mức này được cấp tùy thuộc vào những thông tin mà ngân hàng xác minh về thu nhập thường xuyên và mức độ ổn định của thu nhập đó, nghĩa vụ trả nợ đối với những món nợ hiện có (ngay cả nợ ở ngân hàng khác) và mức độ khả tín của từng khách hàng cụ thể.
Xem thêm bài viết Top 5 thẻ tín dụng có hạn mức cao nhất hiện nay để mở thẻ nếu có nhu cầu.
Hạn mức còn lại của thẻ tín dụng
Hạn mức còn lại của thẻ tín dụng hay còn được gọi là hạn mức khả dụng. Đây có thể được hiểu là số tiền còn lại trong thẻ tín dụng mà chủ thẻ có thể chi tiêu và mua sắm.
Để kiểm tra hạn mức khả dụng, chủ thẻ có thể thực hiện kiểm tra bằng những cách như: Đăng nhập vào Internet Banking, qua tổng đài hoặc đến chi nhánh ngân hàng…
Hạn mức thẻ tín dụng là gì?
Những yếu tố ảnh hưởng đến hạn mức thẻ tín dụng
Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến hạn mức thẻ tín dụng.
- Mức lương chuyển khoản qua/nhận qua tiền mặt của khách hàng
- Dựa vào giá trị sổ tiết kiệm, ô tô, bảo hiểm nếu mở thẻ tín dụng theo các hình thức này (có thể lên đến 70 – 90% giá trị)
- Hạn mức còn lại của khoản vay tín chấp hay thế chấp đã được ngân hàng phê duyệt
- Số lượng cũng như thời gian giao dịch của khách hàng tại hệ thống ngân hàng mở thẻ
- Hạn mức thẻ tín dụng đã được cấp tại hệ thống ngân hàng uy tín khác
Điều kiện và thủ tục thay đổi hạn mức thẻ tín dụng
Để thay đổi hạn mức thẻ tín dụng, chủ thẻ phải đáp ứng những điều kiện cũng như thủ tục sau đây:
Điều kiện
– Thu nhập:
- Bạn phải làm sao chứng minh cho ngân hàng thấy được, tại thời điểm hiện tại bạn có nguồn thu nhập cao/thấp hơn lúc đăng ký phát hành thẻ thì cơ hội gia tăng/giảm hạn mức thẻ tín dụng MasterCard/Visa của các bạn mới có thể được phê duyệt.
- Hoặc bạn phải chứng minh cho ngân hàng thấy bạn đang sở hữu thêm/bớt các tài sản có giá trị khác như: Sổ tiết kiệm, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ…
– Lịch sử tín dụng: Bạn hãy tạo thói quen giao dịch tốt để tạo nên một lịch sử giao dịch tốt:
- Thanh toán nợ đúng và đủ kỳ hạn với ngân hàng
- Sử dụng thẻ tín dụng đúng mục đích
- Hạn chế tối đa việc rút tiền mặt từ thẻ tín dụng
- Hạn chế số lượng thẻ tín dụng sở hữu trong cùng một ngân hàng
- Nếu có nợ hay luôn thanh toán đúng hạn
- Luôn kiểm soát chi tiêu, hạn chế phát sinh nợ mới
Thẻ tín dụng Visa, MasterCard
Thủ tục
Thủ tục yêu cầu tăng hạn mức tín dụng của thẻ tín dụng rất đơn giản:
- Khách hàng chỉ cần điền vào mẫu yêu cầu tăng hạn mức tín dụng,
- Chuẩn bị bản sao hợp đồng lao động gần nhất
- Bảng sao kê lương có xác nhận của ngân hàng cho ba tháng gần nhất
- Ngân hàng sẽ xét duyệt hạn mức tín dụng mới cho bạn khi nhận được bộ chứng từ đầy đủ. Nếu làm thẻ tín dụng bằng cách ký quỹ, khách hàng chỉ cần mang thêm tiền ký quỹ và điền vào mẫu đơn yêu cầu giảm/nâng hạn mức thẻ tín dụng.
Những cách thay đổi hạn mức thẻ tín dụng
Tùy từng ngân hàng mà sẽ có những cách thay đổi hạn mức thẻ tín dụng khác nhau. Thông thường sẽ có 3 cách phổ biến sau:
Nâng hạn mức qua ngân hàng điện tử
Hiện nay một số ngân hàng có hỗ trợ khách hàng nâng hạn mức thẻ tín dụng qua ngân hàng điện tử một cách nhanh chóng. Các bước thực hiện nâng/giảm hạn mức online thực hiện như sau:
Lưu ý: Bài viết này chúng tôi hướng dẫn trên ngân hàng điện tử VPBank.
- Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống ngân hàng điện tử của VPBank
- Bước 2: Chọn vào mục “Tiện ích/Hạn mức chi tiêu”.
- Bước 3: Khách hàng nhấn vào “Tăng/giảm hạn mức chi tiêu thẻ”
- Bước 4: Điền đầy đủ các thông tin như: Số thẻ, hạn mức điều chỉnh và nhấn “Gửi”.
- Bước 5: Kiểm tra lại thông tin và nhấn xác nhận
- Bước 6: Một mã OTP được gửi về số điện thoại của bạn, hãy nhập vào ô trông để hoàn tất yêu cầu.
Thay đổi hạn mức tại quầy giao dịch
Nếu muốn tăng/giảm hạn mức tín dụng, khách hàng chỉ cần ra ngân hàng mở thẻ và thực hiện các thao tác sau:
- Bước 1: Ra chi nhánh/phòng giao dịch ngân hàng gần nhất
- Bước 2: Vào quầy giao dịch và xuất trình giấy tờ cá nhân
- Bước 3: Yêu cầu nhân viên tăng/giảm hạn mức thẻ tín dụng của mình
- Nhân viên sẽ phát cho khách hàng 1 mẫu yêu cầu thay đổi hạn mức, khách hàng điền đầy đủ thông tin rồi gửi lại nhân viên.
- Nộp hồ sơ chứng minh thu nhập và lịch sử giao dịch của mình cho ngân hàng.
- Bước 4: Giao dịch viên sẽ kiểm tra và xác thực các hồ sơ
- Bước 5: Đồng ý tăng/giảm hạn mức tín dụng cho khách hàng theo quy định
Nâng hạn mức thẻ tín dụng tự động
Một số ngân hàng hiện nay còn áp dụng dịch vụ tăng/giảm hạn mức trên thẻ tự động khi thẻ hoạt động được trên sáu tháng lên, dựa vào tần suất sử dụng thẻ và thanh toán nợ trên thẻ. Vì vậy, trong mọi trường hợp khách hàng cần duy trì lịch sử tín dụng tốt với ngân hàng bằng cách luôn trả khoản tối thiểu (thường là 5% của tổng nợ tháng trước) đúng hạn, để dễ dàng yêu cầu điều chỉnh hạn mức của mình.
Thông thường hạn mức tín dụng được cấp sẽ rơi vào khoảng tối đa là 2 – 3 lần lương dựa trên sao kê tài khoản ngân hàng của chủ thẻ, một số ngân hàng có hạn mức cao hơn thì khoảng 4 – 6 lần thu nhập hàng tháng và cũng rất nhanh chóng nâng hạn mức tín dụng trong thời gian ngắn khi làm thẻ tín dụng của họ.
Quy định về hạn mức thẻ tín dụng
Về quy định hạn mức thẻ tín dụng được công bố tại thông tư 26 bổ sung quy định về hạn mức thẻ tín dụng đối với cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung) như sau:
- “Trường hợp phát hành thẻ tín dụng có tài sản bảo đảm thì hạn mức tín dụng cấp cho chủ thẻ do tổ chức phát hành thẻ xác định theo quy định nội bộ của tổ chức phát hành thẻ về cấp tín dụng qua thẻ tín dụng và tối đa là 01 tỷ đồng Việt Nam”.
- Trường hợp phát hành thẻ tín dụng không có tài sản bảo đảm, hạn mức tín dụng cấp cho chủ thẻ tối đa là 500 triệu đồng Việt Nam.
- Đối với hạn mức rút ngoại tệ tiền mặt tại nước ngoài, một thẻ được rút số ngoại tệ tiền mặt tối đa tương đương 30 triệu đồng Việt Nam trong một ngày.
Như vậy hạn mức tối đa của thẻ tín dụng là 1 tỷ đồng.
Với những thông tin này, các bạn đã nắm được toàn bộ các thông tin cần thiết về hạn mức thẻ tín dụng. Hy vọng những kiến thức này sẽ là hành trang giúp bạn sử dụng thẻ một cách hiệu quả.