GIÁO ÁN: THƠ” EM YÊU NHÀ EM”
Duới đây là các thông tin và kiến thức về Mô hình bài thơ em yêu nhà em hay nhất được tổng hợp bởi giaydantuong.edu.vn
Chủ Điểm: GIA ĐÌNH
Chủ đề: NHU CẦU GIA ĐÌNH
HOẠT ĐỘNG HỌC
EM YÊU NHÀ EM
( Phát triển Ngôn ngữ)
Ngày dạy: 19 tháng 10 năm 2017
Người dạy: Nguyễn Thị Trường An
Đối tượng: Lớp chồi ( 4-5 tuổi)
- YÊU CẦU
– Trẻ thích nghe cô đọc thơ và hiểu nội dung bài thơ “ Bài thơ miêu tả cảnh đẹp của nhà bạn nhỏ và nói lên tình cảm của bạn nhỏ yêu mến thiết tha ngôi nhà của mình”
– Trẻ đọc thơ rõ ràng, mạch lạc, tròn câu cùng cô và bạn.
– Trẻ tham gia vào trò chơi cùng cô và bạn.
– Giáo dục trẻ biết yêu quý, giữ gìn và bảo vệ ngôi nhà của mình.
- CHUẨN BỊ:
– Mô hình minh họa bài thơ.
– Bài thơ chữ to
– Mô hình ngôi nhà của bé.
– Tranh, bài thơ chữ to cho trẻ chơi trò chơi;
– Nhạc theo chủ đề “ Nhà của tôi”; “ Ngôi nhà của em”
– Tiếng chim sẻ, tiếng gà “ Cục ta,cục tác ” khi vừa đẻ xong;
– Nhạc nền cho trẻ đọc thơ
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
* Hoạt động 1: Chúng ta cùng lắng nghe
– Cô cháu cùng hát bài “ Nhà của tôi” và đến ngồi quanh mô hình và cô cháu cùng trò chuyện:
+ Chúng ta vừa đi đến đâu vậy các con?
+ Trong mô hình có gì?
+ Đây là gì?
+ Con thấy ngôi nhà có đẹp không?
– Nhà các con có đẹp không? Các con có yêu thương , giữ gìn và bảo vệ ngôi nhà mình không?
– Các con ơi! Cô có bài bài thơ nói về một bạn nhỏ rất là yêu mến tha thiết ngôi nhà của mình. Đó là bài “ Em yêu nhà em” của Cô Đoàn Thị Lam Luyến sáng tác các con có muốn nghe không?
– Cô đọc cho trẻ nghe lần 1 diễn cảm
+ Cô vừa đọc cho con nghe bài thơ gì? Của tác giả nào?
+ Tóm nội dung: Bài thơ miêu tả cảnh đẹp của nhà bạn nhỏ và nói lên tình cảm của bạn nhỏ yêu mến thiết tha ngôi nhà của mình.
– Cô đọc lần 2 kết hợp xem mô hình minh họa.
* Trích dẫn, đàm thoại, giải thích từ khó:
– Cô trích “ Chẳng đâu bằng chính nhà em
Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo
Có nàng gà mái hoa mơ
Cục ta, cục tác khi vừa đẻ xong”
+ Các con ơi! Vừa rồi em bé đã kể về ngôi nhà của mình như thế nào?
+ Nhà bé có những con vật gì?
+ Cô đố các con “ Gà mái hoa mơ” là gà mái như thế nào nè! Gà mái hoa mơ là gà mái có bộ lông màu vàng giống như màu vàng của bông hoa mơ.
+ Có tiếng con gì nữa?
– Cô trích: “ Có bà chuối mật lưng ong
Có ông ngô bắp, râu hồng như tơ
Có ao rau muống cá cờ
Em là chị Tấm đợi chờ bống lên”
+ Ở đây em bé còn kể nhà em có gì nữa?
+ Em bé đã ví mình như là ai? Và để làm gì?
– Cô trích: “ Có đầm ngào ngạt hoa sen
Ếch con học nhạc, dế mèn ngâm thơ
Dù đi xa thật là xa
Chẳng đâu vui được như nhà của em”
+ Nhà bé còn có gì nữa các con? Đầm sen như thế nào?
+ Ngào ngạt là sao hả các con? Ngào ngạt là hương thơm tỏa ra rất nhiều.
+ Trước cảnh đẹp như thế thì ếch con đã làm gì? Còn dế mèn làm gì?
+ Dù đi xa nhưng tình cảm của bé đối với ngôi nhà như thế nào?
– Giáo dục: Trẻ biết yêu quý, giữ gìn nhà cửa sạch sẽ.
– Các con có thích bài thơ này không? Vậy các con cùng cô đọc thật hay bài thơ này nhé!
* Hoạt động 2: Bé đọc thơ “ Em yêu nhà em”
– Cô mời cả lớp đọc lại cùng cô từng câu trên bài thơ chữ to bài “ Em yêu nhà em”
– Cô mời từng tổ đọc
– Mời nhóm đọc;
– Cô mời cá nhân đọc.
* Hoạt động 3: Thi xem ai nhanh
– Cô chia lớp ra làm 3 nhóm và cho trẻ thi nhau tìm hình ảnh thích hợp đính lên chổ còn thiếu trong câu thơ trên bài thơ chữ to! Muốn tìm được những hình ảnh đó các con phải nhảy qua một con suối để tìm và đính lên trên bài thơ chữ to. Mỗi lần lên chỉ một bạn và chọn chỉ một hình đính lên chổ còn thiếu trong câu thơ, xong về cuối hàng rồi lần lượt đến bạn khác. Khi kết thúc bài hát xem đội nào tìm được nhiều và gắn đúng là đội đó thắng , các bạn đã sẵn sàng chưa?
– Cô nhận xét.
– Cô cháu cùng đọc lại bài thơ “ Em yêu nhà em”.
– Cô cháu cùng hát và vận động bài hát “ Nhà của tôi”