Ngân hàng trung gian là gì? Ngân hàng trung gian khác ngân hàng trung ương thế nào?

Ngân hàng trung gian là gì?

Ngân hàng trung gian là đơn vị ngân hàng kinh doanh được chính quyền cấp phép hoạt động. Hoạt động chính của ngân hàng trung gian là kinh doanh tiền tệ khi nhận những khoản tiền gửi có lãi, thu hút các khoản vốn nhàn rỗi và đem tiền đó đi cho vay lại kiếm lời.

Hiểu đơn giản hơn, ngân hàng trung gian thu hút nguồn tiền nhàn rỗi từ các cá nhân đến gửi tiền kiệm (trả lãi suất tiết kiệm cho họ). Ngân hàng sẽ lưu động số tiền gửi của khách hàng thành khoản tiền vay cho các doanh nghiệp và cá nhân khác có nhu cầu.

Ngân hàng trung gian có rất nhiều hoạt động

Ngân hàng trung gian có rất nhiều hoạt động

Ngân hàng trung gian tiếng Anh là gì?

Ngân hàng trung gian tiếng Anh được gọi là Intermediary Bank.

Chức năng của ngân hàng trung gian

Chức năng của ngân hàng trung gian là:

  • Ngân hàng trung gian là đơn vị trung gian giao thương giữa người dân với ngân hàng trung ương. Người dân không thể giao dịch trực tiếp với ngân hàng trung ương mà phải thực hiện mọi giao dịch qua ngân hàng trung gian.
  • Ngân hàng trung gian cũng là tổ chức tín dụng kết nối bên vay và bên cho vay, sao cho cuối cùng đem lại lợi ích chung nhất.

Các loại hình ngân hàng trung gian tại Việt Nam hiện nay

Hiện nay, có khá nhiều loại hình ngân hàng trung gian đang hoạt động trên thị trường tài chính nước ta.

Ngân hàng thương mại

Đây chắc chắn là loại hình ngân hàng trung gian có nhiều ngân hàng hoạt động và đóng vai trong quan trọng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, quyết định những nguồn tiền tệ nhất định trên thị trường.

Ngân hàng thương mại có chức năng nhận tiền, gửi tiền với kỳ hạn ngắn – trung – dài hạn. Top những ngân hàng thương mại lớn ở Việt Nam bao gồm:

  • Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Vietcombank
  • Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Vietinbank
  • Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV
  • Ngân hàng TMCP Quân đội – MBBank
  • Ngân hàng TMCP Á Châu – ACB
  • Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – VPBank
  • Ngân hàng TMCP Tiên Phong – TPBank

Vietcombank là một ngân hàng trung gian

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đang có 31 ngân hàng TMCP, trong đó có 4 ngân hàng với 100% vốn nhà nước: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Xây Dựng (CBBank), Ngân hàng Đại Dương (OceanBank), Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu (GP Bank).

Ngân hàng đầu tư phát triển

Ngân hàng đầu tư phát triển cũng là loại hình ngân hàng trung gian có các hoạt động vay, cho vay, nhận tiền và gửi tiền. Ngân hàng không sử dụng nguồn vốn nhà nước mà dựa vào nguồn vốn riêng để hoạt động.

Hoạt động chính của ngân hàng đầu tư phát triển là mua, chung vốn tài chính với các doanh nghiệp, hỗ trợ tối đa cho các dự án kinh doanh của công ty, doanh nghiệp. Do chủ yếu làm việc với doanh nghiệp, không tương tác nhiều với cá nhân nên các ngân hàng đầu tư phát triển có rất ít chi nhánh. Tuy nhiên, các ngân hàng này cũng đang dần hội nhập với ngân hàng thương mại khi tập trung thêm vào giao dịch tài chính cho các khách hàng cá nhân.

Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) là một ngân hàng đầu tư phát triển đang hoạt động tốt.

Ngân hàng đặc biệt

Ngân hàng đặc biệt được ra đời với một mục đích đặc biệt nào đó, cơ bản là do sự chênh lệch của kinh tế vùng. Nguyên tắc hoạt động của ngân hàng gần giống với ngân hàng thương mại nhưng có mục đích chính khác nhau. Ngân hàng đặc biệt có trách nhiệm hỗ trợ một lĩnh vực kinh tế nào đó. Một số ngân hàng hoạt động theo loại hình ngân hàng đặc biệt là Ngân hàng Dầu khí Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Nhà TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng Chính sách Việt Nam,…

Ngân hàng tiết kiệm

Ngân hàng tiết kiệm được mở riêng phục vụ cho nhóm khách hàng cá nhân có nhu cầu gửi tiết kiệm, để tiền của khách hàng khi gửi được sinh lời. Số tiền khách hàng gửi sẽ cho các ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư phát triển hay ngân hàng đặc biệt vay.

Tuy nhiên, hiện nay, ở nước ta chưa có loại ngân hàng tiết kiệm riêng biệt mà sẽ lồng ghép vào các loại hình khác của ngân hàng. Chẳng hạn như các ngân hàng thương mại hiện nay đều có những sản phẩm, dịch vụ gửi tiết kiệm giúp khách hàng sinh lời.

Liên hiệp tín dụng

Liên hiệp tín dụng là loại hình ngân hàng trung gian đặc thù, chỉ tập trung vào hoạt động cho vay, không có sản phẩm gửi tiết kiệm. Nhưng loại hình ngân hàng này cũng không tồn tại độc lập mà đã lồng ghép vào các loại hình ngân hàng khác như ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư phát triển.

Nhờ sự phát triển nở rộ của ngân hàng mà hiện nay đã có nhiều ngân hàng, tổ chức tài chính, ngân hàng liên doanh nước ngoài, ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập.

Phương thức hoạt động của ngân hàng trung gian

Cách tạo ra tiền qua ngân hàng trung gian

Ngân hàng trung gian có nhiều loại hình khác nhau, nhưng phổ biến nhất là ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư phát triển. Các ngân hàng này tạo tiền bằng cách nhận tiền gửi (tiền gửi bảo hiểm, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thẻ,…) từ các khách hàng cá nhân hay khách hàng doanh nghiệp. Tiền gửi này sẽ sinh lãi trả cho người gửi tiền. Đây là cách tạo tiền qua ngân hàng trung gian.

Về phía ngân hàng, sau khi nhận tiền của người gửi thì mang đi cho vay với một mức lãi suất khác (thường lãi cao hơn lãi suất tiết kiệm) để tạo ra nguồn tiền mới duy trì hoạt động và đầu tư vào các kênh khác để sinh lời.

Cách huỷ tiền qua ngân hàng trung gian

Các huỷ tiền ở đây được hiểu là hình thức trả khoản vay, thanh toán hết nợ nần cho ngân hàng.

Chẳng hạn, khách hàng nợ ngân hàng A 1 khoản trong 2 năm, hàng tháng khách hàng phải trả gốc và lãi cho ngân hàng theo lãi suất quy định. Sau 2 năm, khách hàng đã hoàn thành huỷ tiền ngân hàng.

Hoặc ví dụ cách khác, ngân hàng mua bán trái phiếu sau đó phát hành nợ dài hạn. Ban đầu, ngân hàng phải tự bỏ tiền để mua lại trái phiếu Chính phủ rồi cho bên khác vay dài hạn. Đồng nghĩa với việc ngân hàng cũng đang nợ Chính phủ. Như vậy, nếu khoản vay này không sinh lãi, khách hàng huỷ tiền gửi không theo thời hạn thì ngân hàng có thể gặp rủi ro lớn.

Ngân hàng trung gian và ngân hàng trung ương có gì khác nhau?

Ngân hàng trung ương là tổ chức tài chính độc quyền phát hành tiền, là cơ quan quản lý cấp quốc gia về tiền tệ cũng như hệ thống ngân hàng. Ngân hàng này không giao dịch trực tiếp với người dân, doanh nghiệp, các tổ chức tài chính trong và ngoài nước, mà mọi hoạt động giao dịch sẽ thông qua ngân hàng trung gian.

Ngân hàng trung ương có thẩm quyền tham gia quyết định chính sách tiền tệ, sự lưu thông tiền tệ trên thị trường.

Còn ngân hàng trung gian là đơn vị kết nối giữa ngân hàng trung ương và công chúng, doanh nghiệp, tổ chức tài chính trong – ngoài nước. Các giao dịch với khách hàng của ngân hàng trung gian đều được ngân hàng trung ương quản lý.

Vai trò của ngân hàng trung gian trong thanh toán quốc tế

Trong các loại ngân hàng trung gian, ngân hàng thương mại đóng vai trò rất quan trọng trong thanh toán quốc tế.

Khách hàng có thể thông qua các ngân hàng thương mại để thực hiện giao dịch quốc tế nhanh chóng, tiện lợi. Đặc biệt, khách hàng còn dễ dàng lựa chọn phương thức thanh toán, thời gian thanh toán, loại tiền thanh toán phù hợp và có lợi cho mình nhất. Giao dịch qua ngân hàng thương mại an toàn, đáng tin cậy.

Nhờ có công nghệ hiện đại mà việc thanh toán quốc tế trở nên nhanh chóng hơn, tính bảo mật cũng cao hơn.

Ví dụ: Khách hàng muốn chuyển tiền cho người thân tại nước ngoài qua dịch vụ chuyển tiền quốc tế của Vietcombank, thì khách hàng chỉ cần chuyển tiền Việt, hệ thống sẽ tự đổng chuyển đổi sang đồng ngoại tệ tương ứng mà người thân của khách hàng nhận được (USD/ EUR/Yên Nhật).

Ngân hàng trung gian là bộ phận nhiều và quan trọng trong hệ thống ngân hàng của nước ta, ảnh hưởng tới chính sách tiền tệ cũng như dòng tiền lưu thông. Hy vọng với những thông tin được cung cấp trong bài viết, bạn đã hiểu hơn về một khái niệm phổ biến trên thị trường tài chính.

Bài viết này có hữu ích không? post

Viết một bình luận