Giả sử bạn đang có một khoản thế chấp, mua một căn nhà, hoặc một khoản vay tự động – bạn sẽ nghe về lãi suất. Nhưng có lẽ bạn không biết rằng lãi suất được tham chiếu nhiều nhất là lãi suất danh nghĩa chứ không phải lãi suất thực. Vậy cách tính lãi suất thực tế và danh nghĩa như thế nào?
Khái niệm lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế
Lãi suất danh nghĩa là gì?
Lãi suất danh nghĩa là tỷ lệ biểu thị sự gia tăng của tiền sau một thời gian nhất định (thường là 1 năm) mà chưa tính đến sự thay đổi sức mua của đồng tiền trong khoảng thời gian đó. (Vì chưa đề cập đến sức mua nên gọi là danh nghĩa).
Lãi suất danh nghĩa cũng là mức lãi suất mà bạn kiếm được từ tiền của mình nếu bạn có tài khoản tiết kiệm, hoặc nó cũng là mức lãi suất mà bạn phải trả khi bạn vay tiền.
Lãi suất thực tế là gì?
Lãi suất thực tế (lãi suất hiệu quả) là lãi suất mà bạn thực sự thu được từ một khoản đầu tư hoặc phải trả cho một khoản vay sau khi tính đến tác động của lãi suất ghép.
Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế
Cách tính lãi suất thực tế và danh nghĩa
Cách tính lãi suất danh nghĩa
Chúng ta có thể hiểu cách tính lãi suất danh nghĩa thông qua ví dụ sau:
Nếu bạn vay 10.000 USD từ ngân hàng với mức lãi suất là 5% thì lãi suất danh nghĩa là 5%.
Cách tính lãi suất thực tế
Lãi suất thực tế được tính xấp xỉ bằng lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát. Đây là lãi suất mà nhà đầu tư hy vọng nhận được sau khi trừ đi lạm phát. Đây không phải là số đơn thuần, vì các nhà đầu tư khác nhau có kỳ vọng về tỷ lệ lạm phát khác nhau. Nếu một nhà đầu tư nhận được 5% lãi trong năm tới và dự đoán rằng lạm phát là 2% thì ông ta hy vọng nhận được lãi thực là 3%.
Tuy nhiên, nếu tỷ lệ lạm phát là 2%, thì lãi suất thực tế là 3% (5-2). Về cơ bản, lãi suất thực được tính bằng cách lấy lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát.
Công thức tính lãi suất thực tế được tính như sau:
Trong đó:
- i = lãi suất danh nghĩa
- r = lãi suất thực
- E(I) = tỷ lệ lạm phát kỳ vọng
Tuy nhiên, để xác định công thức tính lãi suất thực, thì đây là phương trình chính xác hơn để tính toán mức lãi suất thực:
Như bạn thấy trên phương trình, bạn phải chia (1+ lãi suất danh nghĩa) với (1 + tỷ lệ lạm phát). Sau khi chia, bạn sẽ trừ tất cả với 1. Từ đó, bạn sẽ nhận được lãi suất thực.
Công thức trên sẽ cho bạn một câu trả lời chính xác hơn về lãi suất thực, trái với việc phải trừ đi tỷ lệ lạm phát từ mức lãi suất danh nghĩa. Nếu bạn cần hỗ trợ thêm, hãy đăng ký ngay.
Cách tính lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế
Quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế
Quan hệ giữa lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa được biểu thị bằng các công thức sau:
Trong đó:
- r là lãi suất thực tế,
- i là tỷ lệ lạm phát
- R là lãi suất danh nghĩa.
Trên thực tế, tỷ lệ lạm phát sau đó có thể khác với tỷ lệ lạm phát dự kiến nên không thể biết trước một cách chắc chắn được lãi suất thực tế còn lãi suất danh nghĩa thì có thể biết trước được một cách chắc chắn khi công bố.
Tuy nhiên vấn đề ở lãi suất danh nghĩa là nó không tính đến tỷ lệ lạm phát (sự gia tăng về giá cả hàng hoá và dịch vụ). Lạm phát là thước đo để biết đồng tiền của bạn có giá trị bao nhiêu so với một năm trước. Về cơ bản, lãi suất danh nghĩa sẽ tính đến sự giảm giá trị của đồng tiền. Vì vậy, sự khác biệt giữa lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa là lãi suất thực sẽ tính cả tỷ lệ lạm phát.
Thực tế, không thể lúc nào cũng tồn tại một thế giới mà lạm phát bằng không, do đó đòi hỏi phải tiến hành nghiên cứu, tính toán để có được một lãi suất thực, tức là phải tìm ra một số đo nào đó về lạm phát trên cơ sở đó trừ ra khỏi lãi suất danh nghĩa để có được lãi suất thực.
Tất cả “những thứ trên trời dưới biển” nói về lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa thực sự không phải những thứ quá quan trọng trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Nhưng biết được sự khác biệt giữa hai loại lãi suất sẽ cho phép chúng ta đưa ra các quyết định tài chính tốt hơn và xây dựng một khuôn khổ tốt hơn cho cách chúng ta nhìn toàn diện về tiền.
Nếu bạn còn những thắc mắc, hãy đăng ký ngay để nhận được sự giải đáp từ các chuyên gia Tài Chính Vays.