Xoay quanh những câu hỏi của mọi người về Căn cước công dân gắn chip như: Căn cước công dân gắn chip là gì, Căn cước công dân gắn chip có tác dụng gì, làm thẻ Căn cước công dân gắn chip ở đâu, đăng ký làm CCCD gắn chip online như thế nào, quy trình thủ tục làm thẻ CCCD gắn chip… Tất cả những câu hỏi trên sẽ được Vays Finance giải đáp trong bài viết sau nhé!
Căn cước công dân gắn chip là gì?
Thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chip điện tử còn được gọi là thẻ căn cước điện tử (viết tắt là e-ID). Đây là mẫu thẻ căn cước mới được Bộ công an quy định được sử dụng với rất nhiều các mục đích khác nhau và đem đến nhiều lợi ích cho người dân. Thẻ Căn cước công dân gắn chip mới có sự khác biệt chính là con chip nằm ở mặt sau, chứa thông tin của mỗi công dân, đồng thời với mã QR ở mặt trước của thẻ. Bạn có thể quét thông tin mã QR trên thẻ Căn cước công dân gắn chip bằng điện thoại. Còn với câu hỏi có Căn cước công dân gắn chip để làm gì, thì thẻ CCCD mới này giúp bạn tránh bớt phải mang theo nhiều giấy tờ bên người và thực hiện các thủ tục hành chính nhanh gọn hơn.
Lợi ích khi sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử
Ngày 23/01/2021, Thông tư số 06/2021/TT-BCA quy định về mẫu thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử được ban hành. Theo đó, chúng ta tích cực triển khai chuyển đổi sang thẻ gắn chip mang đến nhiều lợi ích cho người dân trong quá trình sử dụng loại thẻ này.
Thông tin cá nhân được bảo mật cao
Thẻ CCCD gắn chip điện tử được gắn 1 con chip điện tử có kích thước nhỏ giống như trên thẻ ATM. Chip điện tử sử dụng trên thẻ CCCD tuân thủ quy định bảo mật của thế giới và Việt Nam, trên chip có thực hiện ký số, do vậy khó làm giả, bảo đảm độ tin cậy trong thực hiện các giao dịch.
Ngoài ra chip có khả năng lưu trữ thông tin sinh trắc học (như dấu vân tay), cho phép xác thực bảo đảm chính xác con người. Khi sử dụng thẻ CCCD gắn chip người dân có thể hoàn toàn yên tâm bởi thông tin chủ thẻ được định danh một cách chính xác, giảm thiểu mọi nguy cơ về giả mạo thẻ, bảo đảm an toàn bảo mật nhất là trong các giao dịch tài chính.
Ngoài ra, khi đề xuất sử dụng CCCD có gắn chíp điện tử, Bộ Công an đã xây dựng phương án đảm bảo tính bảo mật thông tin được lưu trữ trên chip. Phương án bảo mật này được các đơn vị chuyên môn đánh giá, nghiệm thu, bảo đảm bảo mật trước khi đưa vào phát hành sử dụng rộng rãi trong xã hội.
Tránh giả mạo giấy tờ
Thẻ CCCD gắn chip có mức độ bảo mật cao và được tích hợp công nghệ đặc biệt, áp dụng sinh trắc học để quản lý khiến cho việc giả mạo giấy tờ rất khó. Ngoài 1 con chip điện tử, thẻ còn kết hợp mã QR code để thuận lợi trong việc kiểm tra kiểm soát thông tin.
Mặt khác, việc xác thực danh tính có thể thực hiện “offline” mà không cần kết nối Internet tạo thuận lợi rất nhiều khi thực hiện các giao dịch, kiểm tra hay giám sát thông tin bằng các thiết bị khác.
Tích hợp được nhiều loại giấy tờ khác nhau trong thẻ căn cước công dân gắn chip
Một trong những ưu điểm lớn của thẻ CCCD gắn chip được đánh giá cao đó là thẻ có thể tích hợp được hơn 30 loại giấy tờ khác nhau như: giấy phép lái xe; thẻ bảo hiểm y tế; sổ BHXH; sổ hộ khẩu; tạm trú tạm vắng…
Nhờ việc tích hợp được nhiều loại giấy tờ thẻ CCCD gắn chip trở nên vô cùng thuận tiện. Thay vì việc phải làm và mang theo rất nhiều các loại giấy tờ khác nhau thì người dân có thể sử dụng thẻ CCCD gắn chip để làm mọi giao dịch.
Tạo thuận lợi khi lưu trú tại nước ngoài hay ký các hợp đồng giao dịch
Trước đây khi người dân chỉ sử dụng chứng minh nhân dân 9 số hay thẻ CCCD mã vạch, việc check thông tin tại nước ngoài hay ký hợp đồng quốc tế đều phải làm rất nhiều các thủ tục để xác nhận do trên những thẻ này chỉ in tiếng Việt.
Trên thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử được in song ngữ, gồm cả tiếng Việt và tiếng Anh. Nhờ các thông tin cá nhân được in tiếng Anh mà công dân khi đi lưu trú tại nước ngoài, du lịch hay ký các hợp đồng quốc tế sẽ rất thuận lợi.
Lợi ích của cơ quan quản lý khi triển khai thẻ căn cước công dân gắn chip
Bên cạnh những lợi ích của người dân thì cơ quan quản lý cũng sẽ có rất nhiều các lợi ích khi người dân sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chip. Có 6 lợi ích thường thấy bao gồm:
- Hạn chế các giấy tờ, thủ tục hành chính
- Rút ngắn quy trình làm việc, tiết kiệm chi phí, nguồn lực thực hiện.
- Dễ dàng kiểm tra giám sát thông tin của người dân
- Hạn chế tối đa được việc giả mạo giấy tờ, góp phần giảm thiểu các hành vi phạm tội.
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân được phát triển, bảo đảm chất lượng, đồng bộ, chính xác, đầy đủ, kịp thời;
- Thông tin được xây dựng và quản lý tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương.
Thẻ căn cước công dân gắn chip mang đến rất nhiều cách lợi ích không chỉ cho người dân mà cho cả cơ quan quản lý. Triển khai áp dụng thẻ CCCD gắn chip điện tử góp phần tích cực vào việc đổi mới cách thức quản lý hiện đại. Nhà nước xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin về dân cư vững vàng phù hợp với yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế – xã hội.
Công dân làm thẻ căn cước công dân gắn chip ở đâu?
Nơi làm Căn cước công dân theo quy định của Pháp luật
Căn cứ theo Điều 26, Luật Căn cước công dân năm 2014 quy định về nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân (CCCD), công dân Việt Nam có thể làm thẻ CCCD tại một trong các địa điểm sau:
- Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;
- Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;
- Tại cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ CCCD tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.
Như vậy, công dân có thể lựa chọn một trong những địa điểm trên để làm thẻ căn cước công dân gắn chip. Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an có thẩm quyền cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD cho người dân.
Trường hợp làm thẻ CCCD gắn chíp chưa thu thập đầy đủ thông tin về công dân
Hiện nay chúng ta đã xây dựng được hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và đi vào hoạt động tuy nhiên trên hệ thống chưa thu thập đầy đủ thông tin về công dân cả nước.
Theo quy định tại Điều 16, Thông tư 07/2016/TT-BCA trong trường hợp cơ sở dữ liệu căn cước công dân chưa đi vào vận hành hoặc chưa thu thập đầy đủ thông tin về công dân thì nơi thực hiện cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như sau:
Tại cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp huyện: Thực hiện cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD cho người có hộ khẩu tại địa phương đó.
Tại cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp tỉnh: Thực hiện cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD cho người có hộ khẩu trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đó; đổi thẻ CCCD khi hết hạn hoặc bị hỏng và cấp lại thẻ Căn cước công dân cho người có hộ khẩu tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.
Thời gian trả thẻ căn cước công dân theo quy định
Căn cứ theo quy định tại Điều 25, Luật Căn cước công dân, thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân được quy định cụ thể và thống nhất trên toàn quốc. Cụ thể:
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định cơ quan quản lý căn cước công dân phải cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD cho công dân trong thời hạn sau đây:
- Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới và đổi; không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại;
- Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;
- Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;
- Theo lộ trình cải cách thủ tục hành chính, Bộ trưởng Bộ Công an quy định rút ngắn thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Nếu người dân vẫn không xác định được thời gian mình được nhận được thẻ CCCD thì có thể dựa vào giấy hẹn trả thẻ căn cước của Cán bộ làm thủ tục cấp CCCD cấp cho ngay sau khi làm xong thủ tục đổi cấp thẻ CCCD gắn chip.
Thẻ căn cước công dân gắn chip có rất nhiều lợi ích, đặc biệt là việc có thể tích hợp nhiều loại giấy tờ cá nhân khác nhau vì vậy người dân nên thực hiện nắm bắt rõ hạn làm căn cước công dân gắn chip tại khu vực sinh sống để được đổi thẻ sớm. Mọi thông tin về quy trình và thủ tục làm thẻ CCCD gắn chip bạn đọc có thể tham khảo thêm tại Quy trình và thủ tục làm thẻ căn cước công dân gắn chip.
Phần kết
Việc chuyển đổi sang sử dụng thẻ CCCD gắn chịp điện tử về lâu dài sẽ mang đến nhiều thuận tiện cho cả công dân và các cơ quan quản lý của nhà nước. Hiện nay việc hỗ trợ chuyển đổi từ thẻ CCCD đang được triển khai tại nhiều địa phương trên cả nước và được nhiều người dân ủng hộ. Hy vọng rằng với những thay đổi mới trong các sử dụng thẻ CCCD sẽ mang đến cho người dân nhiều sự thuận tiện và giảm bớt các thủ tục hành chính.