Thẻ tín dụng Mcredit là gì? Lợi ích khi mở thẻ tín dụng Mcredit

Mcredit là tên gọi tắt của Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei, được thành lập vào năm 2016 và là công ty tài chính liên doanh giữa Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội và Ngân hàng Shinsei của Nhật Bản.

Thẻ tín dụng Mcredit là gì? Có mấy loại thẻ tín dụng Mcredit?

Một trong những sản phẩm tài chính nổi bật của Mcredit là thẻ tín dụng. Đây là loại thẻ được liên kết phát hành bởi Mcredit và JCB, một trong những tổ chức phát hành thẻ uy tín. Thẻ tín dụng Mcredit là loại thẻ cho phép khách hàng chi tiêu, thanh toán dựa trên khoản vay trước từ ngân hàng, đến kỳ hạn đã thỏa thuận chủ thẻ có trách nhiệm thanh toán lại cho Mcredit.

Hiện nay tại Mcredit phát hành hai sản phẩm thẻ tín dụng gồm:

  • Thẻ Mcredit JCB Classic (thẻ Chuẩn): với hạn mức tín dụng từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng
  • Thẻ Mcredit JCB Gold (thẻ Vàng): với hạn mức tín dụng từ 31.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng

Hình ảnh thẻ tín dụng Mcredit

Tại sao nên mở thẻ tín dụng Mcredit

Thẻ tín dụng Mcredit là một trong những phương tiện thanh toán hữu ích cho chủ thẻ, hỗ trợ thanh toán mà không cần sử dụng đến tiền mặt, tích hợp nhiều tiện ích thanh toán hứa hẹn đem đến cho khách hàng nhiều trải nghiệm tuyệt vời.

Lợi ích khi sử dụng thẻ tín dụng Mcredit

Những tiện ích mà thẻ tín dụng Mcredit mang đến cho chủ thẻ tín dụng có thể kể đến như:

  • Hạn mức tín dụng được cấp cho chủ thẻ linh hoạt dựa vào điều kiện thu nhập, có thể lên đến 70.000.000 đồng, cho phép khách hàng thỏa sức thanh toán, chi tiêu từ trực tiếp đến online
  • Thời gian miễn lãi lên đến 45 ngày
  • Khách hàng còn được miễn phí phát hành và miễn phí thường niên cho năm đầu tiên
  • Được hưởng nhiều ưu đãi giảm giá, hoàn tiền trong quá trình sử dụng thẻ tín dụng
  • Chủ thẻ có thể sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán trả góp lãi suất 0% theo chương trình tại Mcredit

Các chương trình ưu đãi thẻ tín dụng Mcredit

Mcredit còn liên tục triển khai các chương trình ưu đãi theo tháng, liên tục đem đến cho khách hàng nhiều lợi ích thiết thực.

* Chương trình ưu đãi hoàn tiền khi mở thẻ

Hiện nay Mcredit đang triển khai chương trình hoàn tiền đến 50%, tối đa 200.000 đồng cho các giao dịch chi tiêu mua sắm khi mở mới thẻ tín dụng Mcredit dành cho tất cả các chủ thẻ đáp ứng điều kiện của chương trình.

Để được hưởng ưu đãi, khách hàng phải đăng ký mở thẻ tín dụng từ ngày 06/6/2022 đến 30/8/2022 và có giao dịch chi tiêu mua sắm hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ 50.000 đồng trở lên trong tháng đầu tiên kể từ ngày phát hành thẻ (trừ giao dịch rút tiền).

Trong trường hợp chương trình ưu đãi kết thúc trước ngày 30/8, những khách hàng có số lượng giao dịch hợp lệ nhiều nhất được ghi nhận trên hệ thống của Mcredit sẽ được ưu tiên hoàn tiền. Nếu trường hợp hai khách hàng có cùng số tiền chi tiêu tại thời điểm kết thúc chương trình thì khách hàng nào có giao dịch đầu tiên sớm hơn sẽ được ưu tiên hoàn tiền.

Điều kiện mở thẻ tín dụng Mcredit

Khách hàng muốn đăng ký mở thẻ tín dụng Mcredit phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Khách hàng cá nhân là công dân Việt Nam, thuộc độ tuổi từ 20 đến 60 tuổi tại thời điểm đăng ký mở thẻ
  • Có công việc và thu nhập ổn định, tối thiểu từ 3 triệu đồng/tháng trở lên
  • Cung cấp được đầy đủ các loại giấy tờ chứng minh điều kiện về tài chính

Để được phê duyệt yêu cầu mở thẻ, khách hàng cần phải chuẩn bị hồ sơ gồm:

  • Giấy tờ tùy thân (CMND/CCCD)
  • Giấy tờ chứng minh địa chỉ cư trú hợp pháp hiện tại như Sổ hộ khẩu/KT3/Giấy tờ đăng ký tạm trú…
  • Sao kê lương/Bảng lương/Phiếu lương trong ba tháng gần nhất
  • Đối với trường hợp mở thẻ bằng hình thức đảm bảo tài chính khác cần phải cung cấp một trong các loại giấy tờ như
    • Hóa đơn điện
    • Hóa đơn nước
    • Sổ tiết kiệm
    • Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
    • Một số loại giấy tờ khác

Cách mở thẻ tín dụng Mcredit

Khi đã đáp ứng đầy đủ điều kiện và chuẩn bị xong hồ sơ, khách hàng cần liên hệ với Mcredit để thực hiện việc mở thẻ. Quy trình đăng ký phát hành thẻ tín dụng tại Mcredit được quy định như sau:

  • Bước 1: Khách hàng đăng ký mở thẻ trực tuyến qua hotline của Mcredit 1900 63 67 69 hoặc nhập thông tin tại website https://mcredit.com.vn/vi/the-tin-dung#loan-calc-form-main, chọn hình thức chứng minh tài chính rồi ấn Gửi yêu cầu
  • Bước 2: Nhân viên tư vấn MCredit sẽ gọi điện đến cho khách hàng đề hướng dẫn và hỗ trợ hoàn tất thủ tục đăng ký làm thẻ
  • Bước 3: Hồ sơ của khách hàng sẽ được chuyển đến bộ phận thẩm định. Trong trường hợp hồ sơ của bạn hợp lệ thì yêu cầu mở thẻ được phê duyệt và sẽ bạn có thể nhận thẻ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện

Minh họa quy trình mở thẻ tín dụng tại Mcredit

Quy trình mở và phê duyệt hồ sơ nhanh chóng chỉ trong thời gian 5 phút, đem đến sự thuận tiện tối đa cho khách hàng.

Biểu phí và lãi suất thẻ tín dụng Mcredit

Khi sử dụng thẻ tín dụng, ngoài các hoạt động thanh toán, chi tiêu, chủ thẻ tín dụng còn cần chú ý đến biểu phí và lãi suất của thẻ.

* Biểu phí sử dụng thẻ tín dụng Mcredit

Trong đó biểu phí sử dụng thẻ là các khoản phí mà chủ thẻ tín dụng phải nộp cho Mcredit khi thực hiện giao dịch bằng thẻ. Các khoản phí quan trọng mà chủ thẻ tín dụng cần quan tâm gồm:

  • Phí thường niên duy trì thẻ
  • Phí thay thế hoặc cấp mã PIN mới
  • Phí phát hành lại PIN
  • Phí chấm dứt sử dụng thẻ tín dụng
  • Phí chậm thanh toán
  • Phí thay đổi hạn mức thẻ tín dụng
  • Phí chuyển đổi ngoại tê
  • Phí rút tiền mặt tại cây ATM

Để xem cụ thể từng khoản phí, khách hàng có thể tham khảo trong bài viết Biểu phí sử dụng thẻ tín dụng Mcredit.

* Lãi suất sử dụng thẻ tín dụng 

Ngoài ra chủ thẻ tín dụng còn phải chịu thêm lãi suất cho các giao dịch, bởi bản chất của chúng là các khoản vay từ Mcredit.

Mức lãi suất này sẽ phụ thuộc vào từng sản phẩm riêng, để xem chi tiết cách tính và quy định về lãi suất, khách hàng có thể tham khảo chi tiết trong bài viết Lãi suất thẻ tín dụng Mcredit.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản nhất về thẻ tín dụng Mcredit., hy vọng bạn sẽ có thêm sự lựa chọn để tham khảo nếu có nhu cầu mở thẻ tín dụng. Các thông tin chi tiết về loại thẻ này sẽ tiếp tục được cập nhật trong các bài viết tiếp theo của chúng tôi.

Bài viết này có hữu ích không? post

Viết một bình luận