Tín dụng đen là gì? Phân biệt vay tín chấp và tín dụng đen

Khi có việc cần vay tiền, rất nhiều người rơi vào hố tín dụng đen, lừa đảo từ các tổ chức phi pháp. Từ một số tiền nhỏ ban đầu, khoản nợ trở nên khổng lồ khiến nhiều khách hàng thậm chí không có khả năng trả nợ. Do vậy, việc tránh khỏi tín dụng đen là hết sức cần thiết. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn ngay sau đây.

Tín dụng đen là gì?

Đây là hình thức cho vay nặng lãi được thực hiện bởi cá nhân/tổ chức ngoài vòng kiểm soát pháp luật. Mức lãi vay của hình thức này thường rất lớn, vượt quá quy định của pháp luật Việt Nam quy định (150%).

Nếu vay tiền tại các ngân hàng/công ty tài chính uy tín, người vay được bảo vệ bởi pháp luật nhưng vay tiền tín dụng đen thì không. Hình thức này hoàn toàn không bảo vệ người vay. Lãi suất tín dụng đen cũng không có quy định cụ thể mà do cá nhân/tổ chức cho vay tự đặt và thường cao hơn mức lãi suất nhà nước.

Tín dụng đen thường bị nhầm với vay tín chấp – 1 hình thức vay nhanh, thủ tục đơn giản, dễ dàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, vay tín chấp có những ràng buộc nhất định như người vay phải chứng minh thu nhập, có mục đích vay rõ ràng… thì tín dụng đen chỉ cần biết nhà cửa của người vay.

Họ không cần biết khách hàng có thu nhập để trả nợ hay không hay cần tiền để làm gì. Thủ tục vay cực kì đơn giản, tiện lợi nhưng trong đó ẩn chứa kẽ hở, chiêu lừa bịp mà người vay không phát hiện ra. Từ đó gây ra nhiều hậu quả xấu. Có thể kể đến là lãi suất “cắt cổ”, cưỡng đoạt tài sản, bắt giữ người trái pháp luật hay gây ra thương tích cho người vay tiền.

Tín dụng đen là gì?

Tín dụng đen đem đến nhiều hệ quả xấu mà khách hàng không thể lường trước được

Để bạn hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ đưa ra một bảng so sánh giữa vay thế chấp và tín dụng đen để bạn tránh sa vào bẫy của kẻ gian.

Phân biệt vay tín chấp và tín dụng đen

Tín dụng đen và vay tín chấp đều là hình thức cho vay nhanh, thủ tục nhanh gọn và đơn giản, đáp ứng nhu cầu dùng ngay của khách hàng. Tuy nhiên, chúng có sự khác biệt rất lớn cả về tính chất lẫn cách thức giải quyết hợp đồng.

Dưới đây là bảng so sánh sự khác nhau giữa tín dụng đen và vay tín chấp để khách hàng có cái nhìn tổng quát về 2 hình thức vay vốn này.

 

Vay tín chấp

Tín dụng đen

Ảnh hưởng Là sản phẩm hỗ trợ bơm tiền ra thị trường, kiểm soát dòng tài chính, điều tiết kinh tế. Gây ra sự bất thường cho dòng lưu thông tiền tệ, tạo ra các con nợ, gián tiếp gây mất cân bằng xã hội.
Chủ thể cho vay Ngân hàng, các tổ chức tín dụng và công ty tài chính uy tín được cấp phép của nhà nước. Cá nhân hay một nhóm người không được cấp phép.
Thủ tục Nhanh gọn, đơn giản, thời gian giải ngân từ 30 phút đến 3 ngày. Rất nhanh, thường giải ngân mất 10 – 30 phút.
Phương thức kí kết hợp đồng Hợp đồng đi kèm các điều khoản rõ ràng. Thường thỏa thuận bằng 1 bản hợp đồng, có khi thỏa thuận bằng miệng.
Lãi suất trong hợp đồng Dao động từ 20 – 35%/năm Rất cao, khoảng 108 – 360%/năm.
Hình thức xử lý vi phạm cam kết Theo đúng trong hợp đồng và khuôn khổ pháp luật nhà nước Việt Nam. Xử theo luật giang hồ, có riêng đội chuyên đi đòi nợ thuê.

Trên đây là một số đặc điểm phân biệt giữa vay vốn tín chấp của các công ty tài chính và cho vay tín dụng đen phi pháp của các cá nhân hoặc tổ chức không được cấp phép.

Cách nhận biết tín dụng đen

Làm sao để biết là tín dụng đen hay là vay tín chấp để tránh “sập bẫy”?. Hãy áp dụng 5 cách nhận biết dưới đây.

Bẫy tín dụng đen cần tỉnh táo để nhận ra

Bẫy tín dụng đen cần tỉnh táo để nhận ra

Hình thức quảng cáo

– Các quảng cáo cho vay tín chấp tại các hiệu cầm đồ, dán tờ rơi tại các cột điện, ngã tư, trên tường nhà trong ngõ hẻm…hầu hết đều là cho vay tín dụng đen.

– Còn các công ty tài chính thường sẽ quảng cáo dịch vụ của mình trên mạng, có trang web riêng hoặc liên kết với bên thứ hai uy tín khác như các cửa hàng điện máy, siêu thị để quảng cáo sản phẩm của mình.

Thủ tục vay

– Thủ tục nộp hồ sơ tại các công ty tài chính thường yêu cầu chứng minh nhân dân photo, photo sổ hộ khẩu hoặc KT3, ảnh 3 x 4 và một số giấy tờ khác tùy loại vay khách hàng đăng ký.

– Đối với các tổ chức cho vay tín dụng đen chỉ cần để lại chứng minh thư, bằng lái xe hay thẻ ATM… là đã có thể vay được.

Lãi suất cho vay

– Điểm khác biệt tiếp theo là lãi suất, lãi suất cho vay của tín dụng đen rơi vào khoảng 108 – 360%/năm tương đương khoảng 3.000 – 10.000 đồng/1 triệu/ngày.

– Đối với các ngân hàng, công ty tài chính thì mức lãi suất này rơi vào khoảng 20 – 35%/năm tức là khoảng 800 – 1.100 đồng/1 triệu/ngày.

Tuy nhiên, hiện nay để đối phó với quy định pháp luật, nhiều cá nhân/tổ chức tín dụng đen thường thỏa thuận với người vay về việc hợp đồng chỉ ghi lãi suất theo quy định còn lãi thực tế thì khác. Do vậy, người cho vay cần chú ý ở điểm này.

Tìm hiểu thêm:

Hợp đồng cho vay

Về hợp đồng, các công ty tài chính thường cung cấp hợp đồng đi kèm theo đó là các điều khoản rõ ràng như cách thức thanh toán, thời hạn trả nợ, lãi suất, phí phạt trả trước, phí phạt trả sau…

Tốt nhất bạn nên lên mạng tìm kiếm mẫu hợp đồng của các công ty tài chính, xem trong hợp đồng có những điều khoản nào. Khi đó bạn sẽ dễ dàng nhận ra hợp đồng có phải của tín dụng đen hay không bởi trong hợp đồng của tín dụng đen sẽ không quy định nhiều điều khoản như vậy.

Tìm kiếm thông tin trên mạng

Các công ty tài chính thường sẽ có trang web riêng được cấp phép theo quy định pháp luật. Uy tín và thương hiệu của công ty tài chính cho vay tín chấp bạn có thể dễ dàng tìm kiếm lịch sử trên các trang mạng internet, kiểm tra thông tin và đánh giá của khách hàng.

Còn với tổ chức cho vay tín dụng đen thường tồn tại một địa điểm nhỏ, trang web cũng không có thông tin cấp phép hoạt động.

Nếu cần tiền gấp, khách hàng nên cảnh giác trước những quảng cáo của tín dụng đen, cân nhắc lựa chọn ngân hàng hay công ty tín dụng hợp pháp với mức lãi suất phù hợp để không bị rơi vào những “cạm bẫy” mà các tổ chức cho vay nặng lãi đã giăng sẵn.

Nếu bạn còn những thắc mắc, hãy đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí.

Đăng ký ngay

Bài viết này có hữu ích không? post

Viết một bình luận