Vay tín chấp FE Credit không trả có sao không?

Quy trình xử lý khách hàng vay tín chấp FE Credit không trả

FE Credit cũng là một tổ chức tín dụng, vì vậy mọi hoạt động xử lý nợ sẽ tuân thủ theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước và luật các Tổ chức tín dụng.

Trường hợp khách hàng vay tín chấp tại Fe Credit nhưng không trả đúng thời gian trên hợp đồng vay vốn đã ký thì sẽ bị Fe chuyển trạng thái nợ theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước như sau:

  • Nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý): chậm trả từ 10-90 ngày 
  • Nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn): chậm trả từ 91 đến 180 ngày
  • Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ): chậm trả từ 181 đến 360 ngày
  • Nợ nhóm 5(nợ có khả năng mất vốn): Chậm trả trên 360 ngày

Khi khách hàng rơi vào một trong những nhóm nợ trên thông thường Fe Credit sẽ xử lý theo những bước sau:

  • Bước 1: Chuyển nhóm nợ đối với số tiền không trả đúng hạn. Áp dụng lãi suất quá hạn và phí phạt trả nợ quá hạn.
  • Bước 2: Liên hệ với người vay vốn để nhắc, thúc nợ và thông báo về khoản nợ quá hạn cũng các mức phí phạt tương ứng
  • Bước 3: Khi khách hàng vẫn không trả nợ, Fe có thể gửi thông báo tới cơ quan, đơn vị nơi khách hàng đang công tác.
  • Bước 4: Khi đã thực hiện hai bước trên mà vẫn không đòi được nợ thì Fe có thể lựa chọn hình thức kiện khách hàng ra tòa để pháp luật xử lý.
Vay tín chấp Fe không trả được
Khách hàng sẽ bị áp dụng lãi suất chậm trả và phí phạt khi không trả nợ đúng hạn

Như vậy nếu khi khách hàng không trả được nợ thì trước tiên Fe Credit sẽ xử lý theo quy trình nội bộ trước. Khi đã áp dụng tất cả các phương pháp thu hồi nợ nội bộ nhưng không thành công lúc này Fe Credit sẽ nhờ đến sự can thiệp của pháp luật. 

Các hình thức xử phạt của pháp luật với khách hàng vay tiền Fe không trả

Hợp đồng vay tiền tại Fe là hợp đồng dân sự. Do đó đối với các trường hợp khách hàng không trả được nợ và bị kiện ra Tòa sẽ bị xử lý theo bộ luật Dân sự. Thường thì Tòa án sẽ tuyên bản án yêu cầu khách hàng phải chấp hành việc trả nợ cho phía Fe. Tất nhiên khoản phải trả sẽ bao gồm cả lãi, gốc và các khoản phí theo như hợp đồng đã ký.

Nếu như khách hàng tiếp tục không thi hành bản án của Tòa án thì sẽ bị cưỡng chế thi hành bằng các biện pháp mạnh hơn như kê biên tài sản, phong tỏa tài sản…để thu hồi nợ.

Ngoài ra nếu như trong quá trình thu hồi nợ Tòa án nhận thấy các dấu hiệu dưới đây thì khách hàng có thể sẽ bị xử lý theo Bộ luật Hình sự:

  • Có khả năng trả nợ nhưng cố tình không trả
  • Gian dối trong quá trình cung cấp hồ sơ
  • Sử dụng sai mục đích vốn vay dẫn tới hậu quả mất khả năng trả nợ.

Khách hàng và phía ngân hàng đã giao kết một hợp đồng vay tín chấp, giá trị 50 triệu đồng. Khi đến hạn trả nợ mà không trả thì khách hàng đã vi phạm quy định của pháp luật Dân sự về nghĩa vụ trả nợ của bên vay, cụ thể:

Căn cứ theo Điều 466, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về “Nghĩa vụ trả nợ của bên vay” như sau:

Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”

Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Hiện nay, theo quy định của pháp luật thì chưa có nội dung nào đề nghị việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với khách hàng vay vốn tín chấp mà không hoàn trả được nợ do khó khăn về tài chính. Vì vậy nếu khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng thì sẽ chịu trách nhiệm dân sự.

Hợp đồng vay vốn hai bên ký kết tại thời điểm đó được coi là hợp đồng vay tài sản (tiền là một loại tài sản) có thời hạn trả nợ theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo quy định trên, khi hợp đồng vay tài sản đến kì hoàn trả thì khách hàng sẽ phải có nghĩa vụ hoàn trả lại tài sản vay cho tổ chức tín dụng theo quy định.

Thời điểm đến lúc trả nợ mà bên vay không trả nợ hoặc hoàn trả không đầy đủ thì bên vay sẽ phải trả lãi đối với khoản vay bị chậm trả theo lãi suất cơ bản được quy định bởi tổ chức tín dụng. Khoản lãi phạt sẽ được tính bắt đầu từ thời điểm chậm trả nợ nhân với số tiền gốc chậm nợ. Nguyên tắc là không tính lãi phạt trên nợ lãi phát sinh (chỉ tính trên nợ gốc).

Trường hợp này, phía ngân hàng có quyền khởi kiện các khách hàng không trả nợ vay ra tòa án theo trình tự tố tụng dân sự, nhằm đề nghị Tòa án xét xử ra phán quyết buộc khách hàng phải hoàn trả đầy đủ số tiền vay và lãi phát sinh nếu có cho họ.

Sau khi Tòa án có phán quyết về trách nhiệm dân sự của người vay, đơn vị cho vay có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án tại địa phương thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với người vay như kê biên tài sản, niêm phong, phong tỏa tài sản, phát mãi tài sản mà họ sở hữu, .. để thu hồi khoản vay cho tổ chức tín dụng.

Vì vậy, để hạn chế được phát sinh lãi và giải quyết vấn đề, bạn nên trình bày với phía ngân hàng nơi bạn vay tín chấp để ngân hàng biết được tình trạng của bạn, nắm được tình hình và đàm phán hướng giải quyết phù hợp, tránh được việc bị ngân hàng khởi kiện tại Tòa án

Nhìn chung việc đưa khách hàng ra Pháp luật là điều không ai mong muốn. FE Credit sẽ luôn có phương án và tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng để trả nợ, tránh các trường hợp gây căng thẳng cho cả hai bên. Vì vậy về phía khách hàng cũng nên thể hiện thiện chí và sự cố gắng trong quá trình trả nợ. Nếu khách muốn thanh lý hợp đồng FE Credit sớm hơn thời hạn đăng ký vẫn được, tuy nhiên cần phải tìm hiểu kỹ về các loại phí phạt.

Hình thức đòi nợ với khách hàng vay trả góp Fe không trả

Theo chia sẻ của một số khách hàng đã vay tiền trả góp FE Credit nhưng không trả được thì những người này sẽ thường xuyên nhận được những cuộc gọi nhắc nợ vào bất kỳ thời gian nào. Bên cạnh đó người thân, bạn bè trong danh bạ điện thoại của những khách hàng này cũng bị ảnh hưởng. Rất nhiều cuộc điện thoại được gọi đến người thân, bạn bè của người vay để gây sức ép yêu cầu người vay tiền phải trả nợ.

Ngoài ra một số khách hàng có thể nhận được giấy triệu tập yêu cầu lên đồn công an trả nợ.

Trước tiên bạn cần hiểu rằng một khi đã vay trả góp Fe để mua hàng hay vay tiền mặt thì bạn phải có trách nhiệm trả nợ đúng hạn. Bản thân khách hàng cần tự mình tạo kỷ luật, biết tiết chế chi tiêu để cân đối giữa việc trả nợ và chi phí sinh hoạt hàng tháng.

Như đã nói ở trên, bất kỳ tổ chức tín dụng nào cũng không mong muốn việc đưa khách hàng ra tòa để đòi nợ. Vì vậy nếu như bạn đang thực sự gặp khó khăn về tài chính dẫn tới việc mất khả năng trả nợ thì cần lưu ý những điểm sau:

– Không lẩn trốn các cuộc gọi nhắc thúc nợ của tổ chức tín dụng. Bạn nên nghe máy để trả lời và trình bày hoàn cảnh khó khăn của mình cho Fe. Khi Fe biết được tình hình thực tế của bạn sẽ có hướng giải quyết tốt hơn.

– Bạn nên làm đơn gia hạn nợ, tức là đề nghị Fe cho phép kéo dài thời gian trả nợ, tránh việc chuyển nợ xấu dẫn tới làm tăng các khoản phí, lãi trong tương lai.

– Nếu bạn nhận thấy quá trình đòi nợ của Fe không hợp tình, hợp lý thì có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng để giải quyết.

Bài viết này có hữu ích không? post

Viết một bình luận