HÌNH ĐẸP

10+ hình ảnh túi thai bị sảy – Phân biệt ra máu bình thường và bất

Túi thai bị sảy có dáng dấp như thế nào?

Túi thai trong suốt thai kỳ sẽ có kích thước và hình dạng khác nhau. Do đó, hình ảnh của túi thai bị sảy cũng sẽ khác nhau. Cỡ của cục máu đông và túi thai bị sảy sẽ ngày càng lớn dần theo từng tuần, từ nhỏ như hạt đậu đến lớn như bàn tay người lớn.

Tuần 4 – 5 túi thai bị sảy có kích thước tương đương 1 hạt gạo

Trong tháng đầu tiên, túi thai chỉ có kích thước bằng một hạt gạo. Nếu túi thai bị sảy thai, rất khó để mẹ bầu có thể nhìn thấy túi thai từ máu hay dịch âm đạo. Thông thường, mẹ chỉ có thể nhìn thấy một hoặc một vài cục máu đông thoát ra, kèm theo một vài đốm màu trắng hoặc xám. Đây là hình ảnh của các mô của túi thai bị sảy. Hiện tượng chảy máu này có thể kéo dài vài ngày cho đến 2 tuần.

Túi thai bị sảy tuần 6

Biểu hiện của sảy thai ở tuần thứ 6 là chảy máu kèm theo cục máu đông. Ngoài ra, mẹ còn có thể nhìn thấy một túi dịch nhỏ. Trong túi dịch có chứa phôi nối với nhau thai, trong đó phôi có kích thước tương đương với móng tay ngón út. Một vài trường hợp có thể nhìn thấy dây rốn, tuy nhiên ở tuần 6, trường hợp này rất hiếm khi xảy ra.

Tuần 8 túi thai đã có bào thai bên trong

Bên cạnh chảy máu, sảy thai ở tuần thứ 8 thường có cục máu đông màu đỏ đậm với hình dạng giống như gan. Ngoài ra, mẹ còn có thể nhìn thấy một túi dịch nhỏ chứa bào thai ở bên trong. Bào thai lúc này chỉ nhỏ như một hạt đậu tây, đã bắt đầu có mắt và nhú chồi tay chân.

Tuần 10

Nếu không may bị sảy thai ở tuần 10, mẹ sẽ nhìn thấy túi thai thoát ra với hình dạng như một miếng thạch. Trong túi thai, thai nhi đã phát triển cơ bản và có hình dáng của một em bé tí hon với đầy đủ mắt mũi miệng, tay chân, và có thể nhìn thấy rõ ngón tay và ngón chân. Túi thai thường nằm lẫn trong các cục máu đông. Lúc này, túi thai còn kèm theo nhau thai. Tuy nhiên, nhau thai không giữ được hình dạng nguyên vẹn, mà vỡ ra làm nhiều mảnh như màng nhầy.

Tuần 12 – 16 túi thai bị sảy có kèm nước ối

Khác với các tuần trước đó, sảy thai ở tuần 12 – 16 thường có nước chảy ra từ âm đạo trước khi xuất hiện máu và cục máu đông. Đây là nước ối thoát ra do vỡ túi thai. Sau các cục máu đông, túi thai chứa bào thai và dây rốn mới được đẩy ra ngoài, cuối cùng mới đến nhau thai. Ở thời điểm này, bào thai đã có đầy đủ các bộ phận trên cơ thể, thậm chí còn có thể phân biệt được giới tính.

Tuần 16 – 20

Sảy thai ở tuần 16 – 20 được gọi là sảy thai muộn. Lúc này, bào thai đã phát triển khá lớn, có kích thước tương đương với bàn tay của người lớn. Sảy thai khiến thai phụ mất máu nhiều hơn, kích thước của cục máu đông cũng to hơn. Hình ảnh túi thai bị sảy tuần 16 – 20 trông như một miếng gan lớn.

Tổng hợp hình ảnh túi thai bị sảy

Dưới đây là tổng hợp hình ảnh của túi thai bị sảy ở từng giai đoạn của thai kỳ.

Hình ảnh túi thai 4 tuần bị sảy

[hình ảnh túi thai 4 tuần bị sảy]()

Hình ảnh túi thai 5 tuần bị sảy

[hình ảnh túi thai 5 tuần bị sảy]()

Hình ảnh túi thai bị sảy 6 tuần

[hình ảnh túi thai bị sảy 6 tuần]()

Hình ảnh túi thai bị sảy 9 tuần

[hình ảnh túi thai bị sảy 9 tuần]()

Hình ảnh túi thai bị sảy 10 tuần

[hình ảnh túi thai bị sảy 10 tuần]()

Hình ảnh túi thai bị sảy 11 tuần

[hình ảnh túi thai bị sảy 11 tuần]()

Hình ảnh túi thai bị sảy 12 tuần

[hình ảnh túi thai bị sảy 12 tuần]()

Hình ảnh túi thai bị sảy 16 tuần

[hình ảnh túi thai bị sảy 16 tuần]()

Hình ảnh túi thai bị sảy 20 tuần

[hình ảnh túi thai bị sảy 20 tuần]()

Phân biệt máu sảy thai và máu kinh nguyệt

Sảy thai sớm là trường hợp sảy thai trong 13 tuần đầu của thai kỳ, với các triệu chứng như chảy máu, đau bụng dưới, có cục máu đông. Những triệu chứng này rất giống với triệu chứng của kinh nguyệt.

Ngoài ra, 3 tháng đầu cũng là khoảng thời gian nhiều bà bầu chưa biết mình có thai. Do đó, sảy thai sớm thường dễ bị nhầm lẫn với chảy máu kinh nguyệt. Vậy làm sao để phân biệt máu sảy thai với máu kinh nguyệt? Dưới đây là bảng phân biệt máu sảy thai và máu kinh nguyệt:

Bảng phân biệt máu sảy thai và máu kinh nguyệt

Mẹ chắc hẳn vẫn đang rất lo lắng về tình trạng chảy máu của mình? Hãy điền thông tin vào bảng dưới đây để các chuyên gia thai kỳ của Aplicaps tư vấn riêng cho mẹ nhé!

Ra máu khi mang thai: Bình thường hay bất thường?

Ra máu khi mang thai, đặc biệt khi mang thai 3 tháng đầu, là một hiện tượng khá phổ biến. Khoảng 1/4 số phụ nữ mang thai gặp tình trạng này.

Có rất nhiều bà bầu bị ra máu trong thai kỳ, nhưng vẫn sinh ra em bé khỏe mạnh, đủ tháng. Tuy nhiên, ra máu cũng có thể là dấu hiệu của sảy thai hoặc các biến chứng thai kỳ nghiêm trọng khác. Vậy ra máu với lượng thế nào là bình thường, thế nào là bất thường?

Ra máu bình thường

Trong 3 tháng đầu, nếu mẹ bầu có ra một chút máu thấm được trên giấy vệ sinh, hoặc một vài giọt trên đũng quần lót, đây là điều bình thường. Rất nhiều bà bầu cũng trải qua hiện tượng này.

Ra máu bất thường

Tuy nhiên, nếu ra máu kéo dài trong nhiều giờ, lượng máu chảy ra từ âm đạo nhiều đến mức làm ướt quần lót, hoặc thấm ướt một mảng lớn trên băng vệ sinh, bà bầu nên cân nhắc đi khám sớm. Ngoài ra, ra máu bất thường thường kèm theo đau bụng, sốt, ớn lạnh và co thắt tử cung.

Mẹ bầu nên làm gì nếu không may bị sảy thai?

Nếu nhận thấy mình bị ra máu khi mang thai, mẹ bầu nên bình tĩnh. Đây là hiện tượng bình thường, xảy ra ở 25% phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, mẹ nên đi khám hoặc thông báo với bác sĩ để theo dõi và dự phòng trường hợp bất thường xảy ra. Điều này cũng giúp mẹ yên tâm hơn trong quá trình mang thai.

Nếu có các triệu chứng rõ ràng của sảy thai như chảy nhiều máu, đau bụng dữ dội, thai bị đẩy ra ngoài, mẹ bầu nên đến bệnh viện hoặc phòng khám để được siêu âm kiểm tra lại. Việc sót lại dù chỉ là một phần nhỏ của bào thai trong tử cung cũng có thể gây nhiễm trùng và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.

Khi đi khám, bác sĩ sẽ siêu âm lại và xác định xem còn sót lại phần nào trong tử cung hay không. Nếu có, bác sĩ có thể sẽ chỉ định thủ thuật nạo hút, hoặc cho mẹ dùng thuốc để tử cung tự co bóp, đẩy phần thừa ra ngoài.

Sau sảy thai, mẹ bầu nên có một chế độ ăn uống đầy đủ, cung cấp các dưỡng chất thiết yếu như sắt, axit folic, canxi, DHA,… Thiếu axit folic là một trong những nguyên nhân gây sảy thai sớm trong 3 tháng đầu. Mẹ có thể tham khảo bộ 3 sản phẩm bổ sung vi chất của Aplicaps (Tây Ban Nha), gồm vitamin tổng hợp Befoma (chứa sắt và axit folic), canxi Menacal và DHA Hymega. Đây là bộ sản phẩm được chất lượng đạt tiêu chuẩn châu Âu và được các bác sĩ sản khoa khuyên dùng.

Sảy thai là điều không ai mong muốn, cũng không phải lỗi của bất kỳ ai. Mẹ bầu có thể cảm thấy rất đau buồn, tuy nhiên đừng thu mình lại. Hãy chia sẻ với chồng và người thân bên cạnh, để cùng nhau chia sẻ nỗi đau và để những người thân yêu giúp đỡ mẹ vượt qua khó khăn này. Hãy yêu thương bản thân mình mẹ nhé!

Kết

Đây là bài viết tổng hợp 10+ hình ảnh túi thai bị sảy của Aplicaps. Hy vọng thông qua bài viết này, Aplicaps có thể mang đến cho mẹ nhiều thông tin hữu ích, giúp mẹ biết cách chăm sóc cho cơ thể và thai kỳ của mình thật tốt.

Aplicaps chúc mẹ sức khỏe và bình an!

Dược sĩ Tú Oanh

Xem thêm:

  • Chồng bú khi mang thai có sao không? Nguy cơ viêm nhiễm và sinh non
  • Uống thuốc sắt có tăng cân không? Sắt ảnh hưởng thế nào đến cân nặng

Giấy Dán Tường

Chia sẻ kinh nghiệm lựa chọn đồ dùng dán tường, ốp tường, treo tường,...bằng cách sử dụng content AI đã qua chỉnh sửa để chính xác với người dùng.

Related Articles

Back to top button